Juneteenth
offers important reminder to work for freedom, justice today, cardinal says
JUN 19, 2023US/WORLD
Juneteenth, là cách viết rút gọn của June nineteenth
(19 tháng 6, 1865) là một ngày lễ nghỉ liên bang của Hoa Kỳ để kỷ niệm ngày mà
những người nô lệ da đen sau cùng ở Mỹ được giải phóng, một biến cố quan trọng
trong lịch sử chính trị và văn hóa Hoa Kỳ. Bài sau đây cho biết một số sự kiện
nên biết liên quan đến ngày này. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử
Northwest Catholic của Tổng Giáo Phận Seatle.
(TRÍCH DỊCH)
FORESTVILLE,
Md. — Hồng Y Wilton D. Gregory
của Tổng Giáo Phận
Washington đã cử hành một thánh lễ đặc biệt vào ngày 18 tháng 6 tại Giáo Xứ
Mount Calvary Parish ở Forestville để kỷ niệm ngày lễ nghỉ liên bang sẽ đến
ngày hôm sau, ngài nói rằng ngày lễ lịch sử này cho ta một lời nhắc nhở quan trọng
phải đấu tranh cho tự do, công lý ngày nay.
Giám mục phụ tá của tổng giáo phận Washington là Roy E.
Campbell Jr cùng đồng tế thánh lễ. Ngoài các giáo dân của xứ Mount Calvary còn
có các hội viên Hội Knights of St. Peter Claver và chi nhánh của hội dành cho quý bà.
Juneteenth – cũng gọi là Ngày Tự Do – đã xảy ra ngày 19
tháng 6, 1865, khi trung tướng Gordon Granger đến Texas để thi hành Tuyên Cáo
Giải Phóng Nô Lệ, công bố rằng tất cả những ai làm nô lệ phải được giải phóng
(hai năm sau khi tổng thống Abraham Lincoln công bố bản tuyên cáo này).
Trong bài giảng, vị hồng y bàn về ý nghĩa của ngày Lễ Juneteenth cho những người Công Giáo da màu.
Hồng y Gregory nói, “Những người da màu chúng ta ở tại HK
có một truyền thống lâu dài giải thích lời Chúa trong tương quan trực tiếp với
hoàn cảnh sống thực của chúng ta.” Ngài là chức sắc Công Giáo Mỹ gốc Phi cao nhất.
“Câu chuyện Xuất Hành của
dân Do Thái anh em chúng ta, để thoát ách nô lệ của Vua Pharaon, và cuộc xuất
hành của riêng chúng ta để thoát khỏi nô
lệ có lẽ là một so sánh với Kinh Thánh thường được áp dụng nhiều nhất trong lịch
sử chúng ta.”
Ngài bàn về những phương tiện truyền thông còn thiếu thốn
vào thời bản tuyên cáo giải phóng được công bố khiến cho việc loan truyền tin tức
khó khăn.
“Phải mất một thời gian lâu dài để cho tính xác thực của bản
tuyên cáo và những hàm ý của nó được
loan tới những nơi xa xôi hẻo lánh của đất nước. (Hơn nữa) Không phải tất cả mọi
người (thời ấy) đều trông mong được loan báo về quyền tự do của những kẻ nguyên
là dân nô lệ,” hồng y Gregory nói thế.
Vị hồng y nói với những người dự thánh lễ họ có bổn phận
nêu gương chiến đấu chống bất công.
“Nước thiên đàng là nơi của tự do và hòa bình hoàn hảo,
đó sẽ là triều đại của công lý và vui sướng tột cùng. Dù có tất cả những phương
tiện truyền thông hữu hiệu như ngày nay, thông điệp này vẫn chưa tới được tai
nghe hay trái tim của mọi người,” rồi Hồng Y
Gregory lại nói tiếp, “Nước thiên đàng vẫn còn ở phía trước chúng ta, nhưng ta
đang trên đường đi tới, bất kể những trở ngại ta phải đối phó.”
Gail Ruffin, trưởng ban nhạc của Giáo Xứ
Mount Calvary, nói với báo Catholic Standard (Tiêu Chuẩn Công Giáo) của Tổng Giáo
Phận Washington, bà đã chọn
lựa những thánh vịnh để suy niệm cho buổi Lễ Juneteenth như thế nào. Những thánh vịnh này gồm có Use
Me (Hãy Dùng Con),
Center of My Joy (Tâm Điểm Niềm
Vui Của Con) và Oh
Lord, How Exellent (Chúa ơi, Tốt Lành Biết Mấy).
Ruffin nói điều quan trọng là người ta phải suy niệm về
ngày này bằng cách xem xét lại những giá trị của ta là những người Công Giáo.
“Việc này liên quan đến chính tôi và nó quan trọng thế
nào, tại sao tự do lại quan trọng thế. Dân quyền, hiểu biết chúng ta, dân tộc
này là ai, hiểu biết tất cả những tài năng ta có. Tôi biết tôi xúc động rồi,
nhưng đó là sự thật. Chúng tôi làm việc khó nhọc như bất cứ ai thuộc bất cứ tín
ngưỡng nào, màu da nào,” Ruffin nói tiếp.
Đối với Ruffin, đức tin Công Giáo của bà là sự nối dài của
căn tính phụ nữ da màu của bà, nhất là thông qua mục vụ âm nhạc của bà.
“Họ (những người nô lệ da đen thời xưa) đã làm gì khi họ
thu hoạch bông gòn, trồng những hạt giống? Họ đang ca hát, họ đang hát âm nhạc
của Chúa,” Ruffin nói vậy.
Ruffin nói tiếp: “Có phải tất cả chúng ta là một hay chăng?
Tôi có thể không sống lâu để thấy ngày ấy, cũng không sao, bởi vì tôi biết tôi
đã đóng một vai trò thiết yếu trong việc
này. Nhưng chắc chắn tất cả chúng ta sẽ trở nên một, vi đó là điều chúng
ta tin, đó là điều chúng ta tin, cùng toàn thể dân tộc, cùng những tín hữu của
đạo Kito. Đó là điều chúng ta tin tưởng,” Ruffin nói vậy.
Vincent Wilkins Jr., trước kia là nhà hoạt
động của Hội Hiệp Sĩ Thánh
Peter Claver lưu ý rằng hội ái hữu này là một tổ chức Công Giáo da đen do giáo
dân lãnh đạo lâu đời nhất hiện nay vẫn còn hoạt động. Wilkins nhập hội ở
Louisiana khi còn là một thiếu niên.
Ông nói, “lúc ấy tôi mới 15 hay 16 ... tôi làm thế bởi
vì tôi hiểu rằng chúng tôi cần có sự hiện
diện,”
Hội Hiệp Sĩ St. Peter Claver và chi hội Ladies Auxiliary
(Chi Hội Dành Cho Quý Bà) được thành lập năm 1909 lấy tên của Thánh Peter Claver, một cha Dòng Tên
Tây Ban Nha, một nhà truyền giáo, là quan thầy của những người nô lệ, của các
phái bộ truyền giáo Phi Châu, và của cuộc đấu tranh cho công lý liên chủng tộc.
Thánh Peter Claver lo mục vụ cho các người nô lệ trên các chuyến tàu (chở nô lệ)
trong thế kỷ 17.
Hội Hiệp Sĩ thánh Peter Claver là một công ty bảo hiểm.
Người ta làm như thế bởi vì ... các công ty bảo hiểm thời ấy không bảo hiểm cho
dân dã da đen. Cho nên chúng tôi cần một cái gì đó để có thể chôn cất những người
chết da đen,” Wilkins cho biết như vậy. Hội người ta nói ở đây là hội ái hữu
Các Hiệp Sĩ Thánh Peter Claver.”
“Wilkins
nói ông hy vọng sẽ tiếp tục thấy sự tiến bộ về phương diện công lý chủng tộc ở
Hoa Kỳ.
“Tôi sinh ra và được nuôi dưỡng thành người Công Giáo,
nhưng tôi không nghĩ rằng Giáo
Hội Công Giáo, xét về toàn
thể, đã đối xử với người Công Giáo da đen với sự tôn trọng mà họ đáng được hưởng.”
Rồi Wilkins lại nói, “Di sản của chúng tôi là thứ tội nguyên tổ của chế độ nô lệ
ở HIệp Chủng Quốc Mỹ Châu. Và chúng tôi sẽ không sớm vượt qua được nó đâu,
nhưng tôi hy vọng và cầu xin rằng một ngày nào đó chúng tôi sẽ vượt qua. Có lẽ
trong những thiên niên kỷ tiếp theo.”
Vũ Vượng
dịch