Our Lady of Fatima and a Theological Reading of History
phMAY 12, 2023
Ngày nay thế giới đang phải lo
sợ vì chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra từ nước Nga, cũng như năm 1917, thế
giới đã phải lo sợ trước hiểm họa chiến tranh thế giới cũng vì nước Nga. Nhưng
nếu tin rằng lịch sử thế giới, dù biến chuyển thế nào, cũng không vượt ra ngoài
sự quan phòng của Thiên Chúa, ta có thể an tâm cầu nguyện theo lời nhắn nhủ của
Đức Bà Fatima.
Nguyến bản tiếng Anh dăng
trong mạng mục vụ Word on Fire
Chúng ta đang kỷ niệm năm thứ 106 ngày Đức Bà hiện ra lần
đầu với một nhóm trẻ mục đồng gần thị trấn Fatima ở nước Bồ Đào Nha (Portugal).
Những lần hiện ra ở Fatima – từ tháng 5 đến tháng 10, năm 1917 – là một trong
những sự kiện phi thường nhất trong lịch sử giáo hội. Nó cũng lôi cuốn sự chú ý
của những nhà bình luận về chính trị và văn hóa bên ngoài giáo hội, và chính ở
trong implication rộng lớn này mà tôi muốn tìm tòi.
Cuộc viếng thăm đặc sắc này của Đức Maria xảy ra vào cao
điểm của thế giới chiến tranh lần thứ nhất, cuộc chiến này đã đánh dấu sự kết thúc lòng tin của thời kỳ duy lý cho rằng con người có thể đạt tới hoàn hảo và trong năm xảy ra cuộc
Cách Mạng Bolshevik (Cách Mạng Cộng Sản Nga), một cuộc cách mạng đã có một ảnh hưởng tai hại rộng lớn trong hầu
như tất cả thể kỷ 20 sau đó. Đối với mấy trẻ em đơn sơn này, có lẽ chúng khó mà
hiểu nổi những gì Bà đang nói, Đức Bà đã loan báo cuộc chiến rộng lớn (thế giới
chiến tranh lần thứ nhất) sắp kết thúc, và kêu gọi hiến dâng nước Nga cho trái
tim vô nhiễm của mẹ. Hơn nữa bà còn thúc dục các em cầu nguyện cho nước Nga trở
lại, đó là một lởi thúc dục huyền bí vì khi xảy ra cuộc nói truyện này cuộc
cách mạng cộng sản vẫn chưa xảy ra trên đất nước ấy.
Và sự xác nhận tính xác thực của những
lần Đức Bà Fatima hiện ra là một trong những phép lạ chấn động và được chứng
thực rộng rãi nhất trong lịch sử Thiên Chúa Giáo. Vào buổi chiều ngày 13 tháng
10, 1917, khoảng 70,000 người đã tụ tập tại nơi hiện ra để
chứng kiến điều
mà Đức Bà đã hứa sẽ là một dấu chỉ lạ lùng. Trong đám đông này có nhiều ngưởi
theo chủ nghĩa thế tục, những người nghi ngờ đã đến chỉ để chế riễu. Nhưng
trước mắt của 70,000 người, mặt trời bắt đầu nhảy múa,
quay lộn và phóng từ chỗ này đến chỗ khác trên bàu trời và sau cùng có vẻ như đâm
sầm xuống đất. Một số những bài tường thuật về biến cố này đã được viết ra bởi
những nhà báo bênh vực chủ nghĩa phiếm thần hay vô thần.
Vậy
sứ điệp của Đức Bà Fatima có hàm ý gì, hiểu theo nghĩa rộng nhất? Nó có hàm ý
rằng Thiên Chúa của Kinh Thánh là một Thiên Chúa sống động, tôi có ý nói một
Thiên Chúa dấn thân như một tác nhân trong lịch sử của nhân loại. Kể từ thế kỷ
17 - ở phương tây dù điều gì đã xảy ra – một niềm tin có một thiên chúa hững hờ vẫn còn thịnh hành trong đầu óc của nhiều người tuyên xưng đức tin vào Chúa.
Nói vậy tôi có ý nói đến đức tin cho rằng Chúa là một uy quyền xa xôi, đã lập
ra các luật thiên nhiên và sắp đặt cho
vạn vật vận chuyển, nhưng không màng tới những sự việc thông thường của thế
giới. Nhưng quan điểm này đối nghịch với quan niệm về thiên Chúa trong Kinh
Thánh.
Theo
Kinh Thánh, Chúa thực sự tạo thành vũ trụ và thiết lập ra luật của trời đất,
nhưng ngài cũng thực thi chăm sóc quan phòng cho tất cả những gì ngài đã làm ra.
Chúa Giêsu đã phát biểu ý tưởng này một cách vừa chính xác vừa thi vị: “Không
một con chim sẻ nào có thể rơi xuống đất mà Cha anh em trên trời không biết.”
Trong khắp các sách lịch sử của Cựu Ước , ta thấy các biến cố diễn ra theo đúng
các động lực kinh tế, chính trị và tâm lý, nhưng qua tất cả mọi sự, bên dưới
mọi sự, đều có bàn tay tác động của Chúa, chu toàn thánh ý ngài một cách huyền nhiệm.
Cách hiểu lịch sử này ta được thừa hưởng từ các tác
giả Thánh Kinh củng như những truyền thống vĩ đại, từ đó ta tìm được các bậc thầy
về thần học từ Augustino đến Robert Bellarmine, đến John Henry Newman, các ngài
giải thích những sự việc trần thế qua lăng kính của Chúa quan phòng. Tác phẩm
City of God ( Thành Phố của Chúa) của
Augustino, viết vào thời kỳ tiếp theo cuộc cướp phá Thành Rome có một giá trị giáo dục đặc biệt về
phương diện này. Vị đại thánh chắc chắn đã hiểu
được những tác động kinh thế, chính trị, quân sự và văn hóa góp phần vào tai họa
này. Nhưng ngài đặc biệt bén nhậy về phương diện thánh thiêng của biến cố này.
Sự sụp đổ của Thành Rome là thành tố
trong một kế hoạch quan phòng kéo dài từ khởi thủy cho đến tận cùng lịch sử,
ngài đã lý luận như vậy trong hơn một ngàn trang sách. Các hoàng đế, vua chúa,
tướng quân, binh sĩ và các nhà văn tạo ra nhưng động thái, nhưng bên dưới tất cả
các biến cố, đều có Chúa tác động và hoàn thành mục tiêu của ngài. Tôi sẵn sàng
cho rằng xem xét kỹ lưỡng kế hoạch quan
phòng này có thể là một việc làm hơi liều lĩnh, vì có thể có sự bóp méo và diễn
giải theo ý muốn, tôi xin nhấn mạnh rằng bỏ qua nỗ lực này hoàn toàn là phải nhận
lấy một cách hiểu lịch sử và một kiểu thần học không phù hợp với với Kinh
Thánh.
Trong
thời đại chúng ta, không ai làm được việc giải thích lịch sử theo thần học
giống như Thánh Augustino cho bằng Thánh Gioan Phaolo II, sau khi đã trải nghiệm nền cai
trị chuyên chế của hai chế độ độc tài ghê gớm và bạo ngược nhất lịch sử loài
người (Phát Xít Đức và Liên Sô), Karol Wojtyla (tên thật của Giáo Hoàng Gioan Phaolo II) sau khi lên ngôi
giáo hoàng, ngài đã có thể nói với thế giới, “Đừng sợ.” Nếu ta hiểu lich sứ chỉ
qua lăng kính kinh tế và chính trị thuần túy, thì lời khuyên này có vẻ như là
ngớ ngẩn, nếu không nói là hão huyền. Nhưng bởi vì John Paul hiểu mọi sự theo
thần học, ngài biết rằng lòng thương xót và tình yêu sau cùng
sẽ toàn thắng, và ngài hiểu rằng bất cứ đề nghị nào cho con người được thăng
tiến mà không có Chúa bên trong, nhất định sẽ làm ta trở thành nạn nhân của
những mâu thuẫn nội tại của nó. Niềm xác tín này đã hỗ trợ cuộc tấn kích bất
bạo động và đầy hiệu quả (của ngài) chống lại chủ nghĩa cộng sản từ 1979 –
1989.
Và
cách hiểu lịch sử theo thần học của ngài đã giúp ngài nắm vững (niềm tin) rằng
lời của Đức Bà Fatima kêu gọi cầu nguyện cho nước Nga trở lại không phải chỉ là
mộng ảo của người ngoan đạo, nhưng trên thực tế, nó cho ta chìa khóa lý giải để
hiểu biết biến cố then chốt của lịch sử phần cuối thế kỷ hai mươi.
Vũ Vượng dịch