7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

NHẬN THỨC BI THẢM CỦA HENRY KISSINGER

 


Henry Kissinger’s Tragic Sensibility


DR. TOD WORNER

DECEMBER 1, 20


Nguyên bản tiếng Anh đăng trong mạng Tin Mừng Word on Fire của Đức Giám Mục Robert Barron.

 

Tiến sĩ Henry Kissenger chết rồi. Ông hưởng thọ một trăm tuổi.

 

Tiểu luận này không cố gắng trình bày một cuộc đời và sư nghiệp khắp nơi, xuất sắc và đôi khi đầy sóng gió của Henry Kissinger. Tôi xin nhường việc ấy cho những bài tán tụng hay những lời cáo buộc tràn lan trong những những tờ báo và tạp chí ưa thích của các bạn.

 

Nhưng Henry Kissinger không còn nữa. Và một nhận thức nào đó cũng chết với ông, dù chỉ chút ít thôi. Điều chắc chắn là có những người yêu thích Kissinger. Tướng David Petraeus quả quyết rằng nếu nói về bang giao với các nước, Kissinger là một trong những nhà tư tưởng và nhà văn lớn nhất của nước Mỹ. Nhưng lại có những người hoàn toàn khinh miệt ông. Dựa vào một quyển sách nảy lửa của nhà văn quá cố Christopher Hitchens tựa đề Xét Xử Henry Kissinger (The Trial of Henry Kissinger). Ông này đã kêu gọi xét xử Kissinger về những tội ác và cãi vả liên quan đến chiến tranh. Miễn tố cho ông là xú uế: nó bốc lên tận trời. Nếu ta để cho nó tồn tại thì ta phải xấu hổ vi đã bào chữa cho nhà triết học cổ đại Anacharsis, người đã chủ trương rằng luật pháp giống như màng nhện, chỉ đủ sức để cầm buộc kẻ yếu, nhưng yếu ớt không thể giữ kẻ mạnh. Từ cuộc dội bom Kampuchia trong chiến tranh Việt  Nam đến việc mở cửa đáng ghi sử sách với Trung Quốc trong cuộc chiến tranh lạnh, Kissinger có thể làm người ta bừng tỉnh. Có phải ông ta là một thiên tài hay một tên khốn nạn? Một người có tầm nhìn xa hay một  nhà tư tưởng vô đạo đức (kiểu Machiavelli)? Sau khi đọc sách của Kissinger nhiều năm, tôi vẫn không chắc chắn.

 

Một điều tôi đã khám phá về Kissinger là nhãn quan của ông về bang giao quốc ngoại và chính sách – quá khứ cũng như tương lai – đều được định hình bởi một nhận thức bi thảm. Như nhà báo Robert Kapland định nghĩa, “Nhận thức bi thảm nói  rằng trên đời này không có gì đẹp hơn cuộc chiến đấu của cá nhân chống lại những quyền lực áp đảo , ngay cả khi gần kề cái chết.” Kissinger đạt kết quả thế nào không thành vấn đề, ông ta luôn luôn bắt đầu từ cùng một  chỗ - từ một nhận thức bi thảm.

 

Nhận thức bi thảm đòi người ta chấm dứt ảo tưởng

 

Mặc dù sinh vào năm 1923, cái năm khủng khiếp (annus horribilis,) trong nền Cộng Hòa Weimar của người Đức (từ khi chấm dứt chế độ quan chủ cho đến khi Hitler lên cầm quyền), chàng Kissinger đã lớn lên tại Furth, một tỉnh nhỏ thơ mộng, nơi mà cha của ông là một nhà giáo được kính nể, và Henry chơi đá banh và học chơi đàn piano, và rất say mê những tác phẩm vĩ đại bằng tiếng Đức của Goethe và Heine. Đó là một cuộc sống tuyệt vời đến nỗi cha của ông “không thể mường tượng ra điều ác”. Nhưng rồi cảnh rối loạn xảy ra rầm rộ ở nước Đức thời hậu chiến, với những cuộc đối đầu gay cấn trên trường quốc tế, siêu lạm phát và những phong trào dấu tranh cực tả, cực hữu, đâu có để cho tỉnh Furth và gia đình Kissinger được yên thân. Vì là những người Do Thái, số phận của họ đã bị niêm phong. Dần dần, sự quấy nhiễu của Đoàn Thanh Niên Hitler, sự chia cách chủng tộc do đạo luật Nuremberg gây ra, và sau cùng bị bạn bè thân thiết bỏ rơi khiến cho gia đình Kissinger phải chạy qua Hoa Kỳ. Năm 1938, ngay cả cha của Henry là Louis cũng điên đầu lúc ra đi, “Đây là quê nhà ta. Chúng ta chưa làm được gì cho ai.” Tuy thế chàng Henry không có ảo tưởng nào. Giới thiệu chương sách nói về Hitler trong đại tác phẩm  của ông, Diplomacy, (Ngoại Giao), Kissinger không  mập mờ. Ông viết “Hitler lên cầm quyền đánh dấu một trong những thảm họa lớn nhất của lịch sử thế giới.” Tựa đề của chương này là gì? - “Hết ảo tưởng: Hitler và sự tiêu hủy hòa ước Versailles.”(được ký kết khi kết thúc thế chiến thứ nhất, nhưng sau đó sụp đổ)           

 

Nhận thức bi thảm đòi phải chấm dứt ảo tưởng. Những hoạt động của Henry Kissinger trên cương vị một sĩ quan quân đội, một giáo sư, cố vấn an ninh quốc gia, bộ trưởng ngoại giao, hay làm cố vấn cho những chính khách cao cấp đòi ông ta phải nhìn thế giới đúng thực trạng với những chi tiết gai góc của nó, với những vụ bội ước, và những hy vọng sụp đổ. Nếu châm ngôn nổi tiếng của Robert Kennedy (thực ra là vay mượn) “Có những người nhìn thấy sự vật như chúng đang xảy ra và hỏi ‘Tại sao?’ Còn tôi, tôi mơ tưởng những gì chưa bao giờ xảy ra và hỏi ‘Sao lại không?’” Trong trường hợp này Kissinger sẽ lắc đầu và nhấn mạnh rằng ông ta phải xem mọi sự như chúng đang xảy ra, nếu không sẽ có những điểu ghê gớm xảy ra.

 

Bang giao quốc ngoại đối với Kissinger là một bàn cờ lớn quá cỡ, mang ý nghĩa trường tồn. Các nước với văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và lịch sử khác nhau, và những niềm hy vọng được trang bị bằng vô số nguồn lực và đe dọa, và họ được cai trị bởi những con người phức tạp, nay thay mai đổi và khó hiểu. Vướng mắc vào những giấc mộng trần thế mà chân không trụ vững trên mặt đất nên Woodrow Wilson (tổng thống HK thời kỳ đệ nhất thế chiến)  tính toán sai về Hòa Ước Versailles, và Franklin Roosevelt (tổng thống HK thời kỳ đệ nhị thế chiến) hiểu sai về Stalin (lãnh tụ Liên Sô, trước, trong và sau đệ nhị thế chiến) tại buổi gặp gỡ tại Yalta. Người ta, như Thomas Sowell đã từng nhận xét, “không phải là những khúc gỗ để đẩy qua đẩy lại”. Họ là những con bài điên loạn chìm sâu trong những chương trình đấu tranh và đầy rẫy những điều khó đoán. Kissinger không nghi ngờ về phẩm giá mạng sống con người lắm đâu (Mặc dù một số người xem xét về các chính sách của ông, có thể không đồng ý) nhưng ông còn ít nghi ngờ hơn nữa về tính bất trung thực triền miên của con người.

 

Điều chủ yếu trong nhận thức bi thảm của Kissinger là khái niệm về hiệu quả. Bạn có thể đạt được điều hy vọng trong chiến dịch mà bạn đang tiến hành không? Nếu không, bất kể chính nghĩa cao quý thế nào, Kissinger cảnh báo, bạn chỉ là kẻ sai vặt của một anh hề. Một người bạn của tôi đã phản ảnh tâm tư kiểu Kissinger trong khi hỏi, “Nếu ta không thể thiết lập công lý và trật tự trên một vài đường phố trong tình thế gay cấn ở Minneapolis, Minnesota (ám chỉ vụ người da đen bị chết trong khi bị cảnh sát bắt giữ), thì ta có thể làm việc này tốt hơn bao nhiêu ở Kabul, thủ đô Afghanistan? Dù điều này xem ra chua chát lắm, vẫn có một luận lý quan trọng trong đó. Trong một lúc nói thẳng, trong chiến tranh Iraq, bộ trưởng quốc phòng Donald Rumsfeld đã nói: “There are known knowns (nghĩa là có những việc ta biết là ta biết). There are kown unkowns (nghĩa là có những việc ta biết là ta không biết). But there are also unknown unknowns (nhưng cũng có những việc ta không biết là ta không biết)” Trong nhận thức bi thảm của mình Kissinger đã suy gẫm và đặt kế hoạch xoay quanh những việc mà ta không biết là ta không biết.” Đó là những điều làm cho ông thức trắng đêm.

 

Là một người Công Giáo tôi thấy có một cái gì vang dội trong nhận thức bi thảm của Kissinger. Đức tin của chúng ta tràn đầy những thảm kịch: tử cảnh làm nô lệ của người Do Thái ở nước Ai Cập đến thời kỳ Jerusalem bị chiếm đóng bởi La Mã, từ khởi đầu u buồn của Tám Mối Phúc Thật đến cuộc thương khó của Chúa Kito. Thành thật mà nói đời sống vất vả và việc đời thường không suôn sẻ, điều này giúp ta chuẩn bị cho những đau khổ không thể tránh được. Câu hỏi duy nhất là phải chăng đây là kết luận sau cùng. Đức tin Công Giáo của chúng ta không cho phép như vậy. “Chúng ta là một dân tộc của Lễ Phục Sinh! Và Mừng Vui Lên là bài ca của chúng ta,” như Thánh Gioan Phaolo II đã cổ võ. Mặc dù có tội lỗi, nhưng còn có ơn cứu rỗi. Mặc dù có các nết xấu, nhưng còn có các nhân đức. Trong thất vọng còn có hy vọng. Trong bóng tối của thập giá, còn có nấm mồ trống rỗng.

 

Điều chắc chắn là chúng ta được kêu gọi để sống với cặp mắt mở to. Nhưng nhận thức của ta cần phải được un đúc bởi hy vọng cũng như thảm kịch. Trong khi ta không nên là những người ngớ ngẩn chỉ biết ngây ngất trên những vì sao, nhưng cũng chẳng nên là những kẻ gieo rắc hoài nghi.

 

Có bao giờ nhận thức bi thảm của Henry Kissinger hừng sáng lên? Hơi thở cuối cùng của ông có được đánh dấu bằng một tia hy vọng nào đó, dù nhỏ thôi?

 

Chỉ có Chúa mới biết.

Henry Kissinger, chúc ông yên nghỉ trong bình an!


Vũ Vượng dịch