7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Cây Nến Phục Sinh có ý nghĩa gì?



What is the significance of the Easter Candle?

Bài của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong nguyệt san Northwest Catholic Magazine tháng 4, 2021. Một bài nên đọc để hiểu rõ hơn về lịch sự phục vụ, lai lịch của Cây Nến Phục Sinh.

 

Ý nghĩa của Cây Nến Phục Sinh đã diễn biến và trở thành sâu đậm trải qua nhiều thế kỷ. Nói một cách chính xác, ta gọi nó là Cây Nến Vượt Qua, bởi vì nó là một trong những biểu tượng nổi bật nhất của Mầu Nhiệm Vượt Qua (Sự Chết, Sống Lại và Lên Trời của Chúa Giêsu).

 

Các Kitô hữu thời sơ khai đã dùng đèn dầu để thắp sáng trong những buổi tụ họp của họ. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy bằng chứng về những cây đèn ấy trong số trong một số những cảnh chí khác nhau, trong đó có những hầm mộ (catacombs).

Từ buổi đầu trong kinh nghiệm phụng vụ của Giáo Hội, những cây đèn này mang một ý nghĩa linh thiêng tiêu biểu cho ánh sáng Chúa Kitô và đời sống của các tín hữu (và các cộng đồng), thông qua đó ánh sáng Chúa Kitô soi sáng cả thế giới (xem Matthew 5:16 và 25:1-13, Khải Huyền 1:10-12). Chính vì lý do đó mà ta đã dùng những cây nến quanh bàn thờ, và các nơi khác trên cung thánh trong các nhà thờ cho đến ngày nay.
 
Có lẽ những Kitô hữu từ thời sơ khai đã tiếp thu tục lệ chỉ thắp lên một ngọn đèn trong buổi chiều trước ngày Sabbath của người Do Thái. Ngọn đèn này gọi là lucernarium tiếp tục cháy sáng suốt “Ngày Của Chúa” để tôn vinh Chúa sống lại. Tất nhiên, lễ vọng lớn nhất là Lễ Vọng Phục Sinh, từ đó tất cả ý nghĩa của các nghi lễ khác trong đạo Chúa Kitô được rút ra.

Sau cùng cây đèn dầu trở thành một cây nến lớn có vẻ hoành tráng hơn, nhất là trong giáo hội Kitô miền Tây (ở Châu Âu kéo dài đến miền Trung Đông), vào thời kỳ trung cổ. Trong thời kỳ này người ta đặc biệt chú ý đến bộ chân nến, nhất là ở La Mã, nơi mà nó được dùng để dạy cho các tín hữu biết về ý nghĩa sâu sắc hơn của Mầu Nhiệm Vượt Qua của Chúa Kitô.

 

Một thí dụ đặc biệt là một chân nến bằng cẩm thạch cao khoảng 5m được chạm trổ bởi Nicola d’Angelo và Pietro Vassalletto từ năm 1170, hiện nay còn lưu giữ tại Vương Cung Thánh Đường St Paul Outside-the-Walls ở Rome. Chân nến này đặc biệt quan trọng vì nó giống như những cột trụ chiến thắng được nhìn thấy ở Quảng Trường Roma của các Hoàng Đế Marcus Aurelius Trajan. Nhưng Cột Trụ Chiến Thắng này của Chúa Kitô tôn vinh chiến thắng của Chúa Kitô đối với các lực lượng của hỗn loạn, tội lỗi, bóng tối và sự chết.

 

Một bài thơ khc vào chân nến này giảng giải ý nghĩa tốt đẹp của nó và ý nghĩa của Cây Nến Vượt Qua: một cây phải mang hoa trái. Ta cũng là một cây, và ta mang ánh sáng. Ta mang hiến lễ, loan báo ngày lễ hội, tin mừng Chúa Kitô đã phục sinh. Ta là chứng nhân của một hồng ân vĩ đại đến thế.  Rủi thay, ngày nay ít khi chúng ta coi trọng giá trị giảng dạy giáo lý của chân Nến Phục Sinh.

 

Sự nối liền giữa Chúa Giêsu là ánh sáng thế gian (Gioan 8:12) và các Kitô hữu là công cụ của ánh sáng của Ni trong một thế giới tối tăm được diễn tả trong những bức tranh chạm khắc, trình bày các thánh có mặt trời ở phía sau đầu. Một trong những thí dụ sử nhất về hình ảnh này trong hội họa Công Giáo được thấy ở trên cổngm chiến thắng của thánh đường Saint Paul Outside-the-Walls có niên đại vào thế kỷ thứ năm và mô tả Chúa Giêsu bằng cách dùng hình ảnh của Sol Invictus (Mặt Trời Bất Khả Bi). Vì trong tiếng Hy Lạp, từ để chỉ mặt trời là “helios”, hình ảnh của thánh này thường được gọi là halo” (hào quang).

 

Cũng như thế Cây Nến Vượt Qua nhắc nhở ta rằng vì là môn đệ ta đã ta phải trở thành những cửa sổ để cho Ánh Sáng Chúa Kitô chiếu qua vào thế giới đen tối này. Vì lý do đó ánh sáng của cây nến, ngọn lửa đức tin và ngọn lửa Chúa Thánh Thần được chuyển đi như một biểu tượng từ Cây Nến Phục Sinh đến tất cả các tín hữu trong LVọng Phục Sinh và tới các Tân Tòng, mỗi khi cử hành Phép Rửa.

 

Năm nay, khi anh em nhìn thấy Cây Nến Phục Sinh, xin đừng xem nó như một vật trang trí trong nhà thờ, nhưng như một lời nhắc nhở ta đã được kêu gọi để trở thành người được rửa tội trong Chúa Giêsu Kitô.


Vũ Vượng dịch.