7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Bảo vệ những kẻ hèn mọn, những kẻ bé mọn của Chúa




Protecting God’s Little Ones.



Bài của Đức Tổng Giám Mục Paul D. Etienne, nhân dịp Lễ Phục Sinh 2021. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong Nguyệt San Northwest Catholic, tháng 4, 2021.


Vì chúng ta mừng Lễ Phục Sinh trong tháng này, tôi muốn nhắc đến một trong những bài trình thuật Chúa sống lại mà tôi ưa thích theo phúc âm Thánh Gioan. Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ khi bình minh hé lộ dọc theo Biển Galilê, sau khi họ đánh cá suốt cả đêm, nhưng họ không nhận ra Ngài là ai. Theo chỉ dẫn của Ngài, họ thả lưới một lần nữa và bắt được nhiều cá, đúng là một phép lạ, và đồng thời nhận ra Ngài là Chúa Giêsu sống lại. Sau khi chuẩn bị bữa sáng cho họ, Chúa Giêsu đã nói chuyện với Phêrô, một cuộc đàm thoại thật hào hứng.


Ba lần Chúa Giêsu hỏi Phêrô, “Anh có yêu thầy không?” và Phêrô trả lời “Có.” Sau mỗi câu trả lời, Chúa Giêsu bảo Phêrô hãy chăm sóc những con chiên của Ngài, tức là chăm sóc dân Chúa.


Các học giả Thánh Kinh nói ba lần hỏi đáp này là cách Chúa Giêsu dùng để giúp Phêrô được chữa lành vì ông đã chối Chúa tới ba lần trong cuộc thương khó của Ngài. Phêrô cần phải tái khẳng định tình yêu Chúa Giêsu của ông để nhận lấy trách nhiệm mới làm người đứng đầu Giáo Hội.


Lễ Phục Sinh là thời gian để chữa lành, đặc biệt chữa lành nhờ Chúa Giêsu Phục Sinh.


Tháng Tư là tháng đề phòng ra nạn lạm dụng trẻ em, nên tôi muốn nói với tất cả mọi người về nỗ lực đang tiến hành của Giáo Hội Công Giáo nhằm giúp đỡ những ai khi còn nhỏ đã bị thương tổn nặng nề vì những kẻ phạm tội lạm dụng tình dục, để họ được chữa lành, cũng như những cố gắng đang tiến hành của Giáo Hội nhằm cung cấp một môi trường an lành cho con cái chúng ta - thực ra là mỗi thành viên của cộng đồng đức tin.


Tôi muốn nhìn nhận sự đau khổ mà nhiều trẻ vị thành niên đã trải nghiệm vì đi làm dục dụng khi ở trong tay các giáo sĩ, hay bất cứ ai đại diện cho Giáo Hội. Tôi biết những cuộc thăm viếng các nạn nhân còn sống những vết thương nặng nề do những hành vi tội lỗi, tán tận lương tâm còn để lại cho họ. Nếu chỉ có những lời xin lỗi thì chưa đủ, ta cần phải biểu lộ đau buồn, hối lỗi, và quyết tâm ngăn ngừa những trường hợp như thế trong tương lai, và bảo đảm không có vụ xúc phạm nào được che dấu nữa.


Các nạn nhân còn sống thương chia sẻ với tôi họ cảm thấy “không ai thèm để ý” và họ vẫn còn cảm nhận thấy như vậy cho đến nay. Một phần của quá trình chữa lành, đối với tất cả chúng ta, là phải tạo cơ hội cho những người này được chia sẻ kinh nghiệm của họ với chúng ta -  hoặc nói chuyện riêng với một người nào họ lựa chọn, hay trong một khung cảnh trang trọng hơn của một nhóm để họ chia sẻ những việc đã xảy ra và nhận được sự hỗ trợ và chấp nhận.


Tôi biết nhiều tính hữu muốn để cho trang sử đau buồn này chìm vào dĩ vãng, nhưng có lẽ ta đã cố làm việc này quá nhanh chóng. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhận định trong thư gửi các giám mục nước Chí Lợi (Chile, Nam Mỹ) năm 2018, chúng ta đã điều trị vết thương này bằng thuốc chứ không phải chữa lành thực sự, và kết quả đã làm cho nó sâu thêm và đau hơn. Tôi khuyên tất cả giáo xứ tiếp tục tìm ra những phương thế để đồng hành với những người đã bị hại khi còn nhỏ, bảo đảm họ có chỗ 
đứng chính đáng trong cộng đồng đức tin. Tạo ra môi trường ấm áp như thế trong các gia đình giáo xứ sẽ khuyến khích những người khác đang cần chia sẻ chuyện riêng, để họ mạnh dạn lên tiếng.


Tuy còn phải tiếp tục làm việc, nhưng chúng ta cũng đã làm được nhiều, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã triệu tập các giám mục về La Mã, vào tháng 2, 2019 để thảo luận nạn lạm dụng trẻ nhỏ. Từ cuộc họp đó nhiều tiêu chuẩn mới đã được đề ra để hướng dẫn một cách minh bạch, phổ quát cách đáp ứng với những lời tố cáo các giáo sĩ lạm dụng trẻ nhỏ. Những tiêu chuẩn mới cũng được công bố về những giám mục lạm dụng trẻ nhỏ hay về cách đáp ứng không nghiêm chỉnh của các giám mục khi có các vụ tố cáo lạm dụng trẻ nhỏ.


Trên toàn quốc và tại địa phương, chúng ta đã cố đáp ứng một cách hữu hiệu về tất cả những lời tố cáo, kể cả việc báo cáo với cơ quan công lực. Chúng ta đã huấn luyện nhân viên tiếp nhận những lời báo cáo và một viên chức điều hợp hỗ trợ nạn nhân để nói chuyện với nạn nhân và gia đình. Chúng ta cũng có một hội đồng giáo dân độc lập có đủ khả năng để cứu xét tất cả những lời tố cáo và gửi những khuyến cáo cho tôi.


Chúng ta có một chương trình giáo dục hùng hậu cho tất cả các trẻ em và những ai tiếp cận hay làm việc với trẻ em, huấn luyện họ một cách phát hiện và ngăn ngừa làm dụng. Những người lớn làm việc trong các giáo xứ, các trường học và các chương trình của chúng ta buộc phải kiểm tra lý lịch. Những nỗ lực này đang làm cho Giáo Hội Công Giáo trở thành một trong những tổ chức an toàn nhất trong nước.


Giống như những lời của Phêrô chối Chúa Giêsu trong cuộc thương khó của Ngài, tôi nhìn nhận những điều tắc trách của các nhà lãnh đạo Giáo Hội trong một thời gian dài, không biết nhìn nhận và bảo vệ các nạn nhân bị lạm dụng. Tôi cũng nhìn nhận tôi cần phải nhận lấy như trách nhiệm của riêng mình, về những điều tắc trách này trong quá khứ, để đem lại sự chữa lành cho các nạn nhân và cho toàn thể gia đình đức tin ngày nay. Tôi đang làm việc với viên chức đều hợp môi trường an toàn để chuẩn bị những buổi cầu nguyện và những cơ hội để cho mọi người chúng ta tìm ơn chữa lành.


Cuộc đàm thoại của Chúa Giêsu với Phêrô cho hiểu rõ Ngài mong muốn Giáo Hội phải là một căn nhà cho tất cả gia đình của Ngài, và phải chăm sóc cách riêng những con chiên nhỏ bé của Ngài. Xin anh chị em hãy cùng tôi đổi mới lời hứa của chúng ta, lời hứa bảo vệ và cam kết chữa lành. 

 

Vũ Vượng dịch