7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

KHÔNG BAO GIỜ CÓ ĐƯỢC MỘT GIÁO XỨ HOÀN HẢO

Photo: Shutterstock


Bài của thầy sáu Eric Paige, giám đốc điều hành chương trình rao giảng tin mừng, đào tạo và hoạt động tông đồ của TGP Seatlle. Bài viết có mục đích nhắc nhở ta không nên đòi hỏi quá nhiều nơi giáo xứ của mình. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong Northwest Catholic tháng 6, 2018.

 


Trong một buổi giảng phòng mùa chay tại Giáo Xứ St Andrew, giáo xứ nhà của tôi ở Sumner, cha Thomas Rosica, một linh mục người Braxin đã nói với chúng tôi về thời kỳ bách hại người Kitô hữu bởi hoàng đế La Mã Néron vào thế kỷ thứ nhất. Nhiều người bỏ đức tin đã biện minh cho việc bỏ đạo của mình bằng cách chỉ trích giáo hội hay những Kitô hữu khác. Họ nói: “Nếu tất cả những điều này (những điều phải tin) là đúng, tại sao ông linh mục không phải là một ngưới đáng khâm phục hơn? Tại sao có nhiều kẻ đạo đức giả như thế trong giáo hội, nếu giáo hội thật sự là mình của Chúa Kitô? Họ đã từ bỏ một cái gì có thể làm cho họ trở nên tốt lành và thánh thiện chỉ vì nó có khuyết điểm.

 


Nhưng những người bền đỗ đến cùng có thể thấy những khuyết điểm là do bản tính con người của giáo hội nhưng lại biết rằng Thiên Chúa đã làm việc qua những công cụ không hoàn hảo này. Họ vững tin rằng Chúa Giêsu, con Thiên Chúa, nhưng cũng hoàn toàn là người, không phải chỉ làm việc với người mẹ vô nhiễm nguyên tội của ngài, Ngài có chủ ý thi hành sứ vụ của mình qua những con người nhiều khuyết điểm như Phêrô, Maria Magdalena và Phaolô.

 


Dụ ngôn đồng lúa


Cha Rosica giải thích rằng ta không nên ngạc nhiên về việc này. Trong Phúc Âm thánh Matthêu, ngay sau khi giảng dụ ngôn về người gieo giống, Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn về đồng lúa. Dụ ngôn mô tả thế giới này giống như một ruộng lúa có cỏ dại và lúa mì mọc xen nhau, không thể có thứ này mà không có thứ kia. Chỉ đến khi gặt lúa về rồi người ta mới có thể lựa ra từng thứ một. Ở bên phía thiên đàng, không có linh mục nào, giáo dân nào, nhà cửa nào, gia đình nào hay người bạn nào mà không có khuyết điểm.

 


Trong đời sống mỗi ngày Chúa Giêsu không xuất hiện với những bộ áo dài trắng toát và gương mặt sáng chói như khi ngài biến hình trên núi. Ngài là một con người. Ngài sống tại Israel vào thế kỷ thứ nhất. Có nhiều ngày áo ngài bị dơ bẩn và ngài có thể giống như một anh chăn chiên suốt ngày ở ngoài đồng. Vẻ tầm thường của ngài thường khiến cho những người quan sát chối bỏ những lời nói và việc làm của ngài: “Ông ta nghĩ ông ta là đấng Messia sao? Ổng có giống như một đấng Messia đâu. Tôi sẽ không phí thì giờ của tôi.” Những kẻ chê bỏ người theo kiểu này đã bỏ lỡ một cuộc hội ngộ có thể làm họ đổi đời.

 


Giống như những kẻ bách hại giáo hội thời xưa, kẻ chống lại chúng ta ngày nay thường muốn chúng ta phải sửng sốt vì cò dại mọc lên giữa lúa mì trên cánh đồng tức là thế giới này. Hắn muốn chúng ta chăm chú tìm ra những khuyết điểm của một linh mục hay giáo xứ nào và viện cớ có những khuyết điểm như vậy nên không đi lễ nữa. Hắn hoàn toàn bằng lòng để cho ta đồng ý trên nguyên tắc là nên đi lễ, nhưng lại tiếp tục bỏ đi lễ, viện cớ giáo xứ của ta chưa được tốt. Nếu hắn có thể tiếp tục xúi ta đi tìm một giáo xứ không có khuyết điểm, thì hắn có thể ngăn cản, không cho ta đến nhà thờ cho tới ngày Chúa trở lại. Như đức giám mục Joseph Tyson, giáo phận Yakima, thường nói khi còn là một linh mục tại tổng giáo phận chúng ta, có hai loại giáo xứ - những giáo xứ nhìn nhận mình có những rắc rối trầm trọng, và những giáo xứ nói dối.

 


Đừng thất vọng vì có người gây phiền hà


Các nhiệm sở công tác của ta cũng vậy. Trừ khi ta chỉ làm việc với những người máy (robots) hay các người nộm (mannequins), các đồng nghiệp của chúng ta thường hay gây phiền hà và hệ thống tổ chức tại sở làm thường phải sửa đổi. Không bao giờ được để những việc ấy làm ta buồn phiền hay nản chí, khiến ta lầm tưởng rằng ta không thể phụng sự Chúa bằng cách làm việc cho tốt tại một nhiệm sở không hoàn hảo.

 


Điều quan trọng hơn nữa là phải hiểu tình trạng này ngay trong gia đình. Đời sống gia đình cho ta những cử chỉ âu yếm và tình thân ái đậm đà, nhưng cũng đem lại sự phiền hà, thất vọng và chán nản. Không có cỏ dại trong gia đình. Mỗi người đều là lúa mì tốt đẹp được Chúa yêu thương. Tuy vậy có cỏ dại trong lòng mỗi người. Nơi nào  sống chen chúc nơi ấy thường có xung khắc. Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói trong bài hiệu triệu chủ chăn mới đây, tựa đề Niềm Vui của Tình Yêu, các gia đình thường có tranh cãi và “đôi khi đĩa bát bay.”

 


Đừng bao giờ nghe lời ma quỷ muốn ta tin rằng những xung khắc và sự phiền hà thông thường của đời sống là một duyên cớ để ta thất vọng không muốn giải quyết mọi việc êm đẹp với những người thân yêu. Đừng bao giờ bị lừa dối để rồi tin rằng một gia đình có những khuyết điểm và rắc rối không thể là một gia đình tốt lành và thánh thiện. Trái lại ta cần có cùng một thứ lòng kiên trì như các Kitô hữu trung tín suốt chiều dài lịch sử, những người đã nhẫn nại trong cảnh cỏ hoang mọc xen với lúa mì, luôn luôn nhớ lời khuyên của Chúa Cứu Thế: “Đồng lúa ấy chính là thế giới này” vậy.


Vũ Vượng dịch

 



You Will Never Find A Perfect Parish


Or workplace, or family — because weeds and wheat grow side-by-side in all of us


During a Lenten mission at my home parish of St. Andrew in Sumner, Basilian Father Thomas Rosica told us about the first-century Christians who faced persecution under the Emperor Nero. Many of those who abandoned the faith rationalized quitting by finding fault with the church or other Christians: “If all this is true, why isn’t the priest a more admirable person? Why are there so many hypocrites in the church if it really is the body of Christ?” They abandoned something that could make them good and holy because it had flaws.


The people who stuck it out could see the flaws in the humanity of the church while knowing that God was working through these imperfect instruments. They had confidence that Jesus, Son of God though fully human, didn’t just work with his immaculate mother. He deliberately chose to do his work through flawed people like Peter, Mary Magdalene and Paul.


The parable of the field


Father Rosica explained that we should not be surprised by this. In the Gospel of Matthew, immediately after the parable of the sower, Jesus tells the parable of the field, which describes how this world is like a field where weeds and wheat grow next to one another. One cannot be had without the other. Only after the harvest can they be sorted out. On this side of heaven, we don’t get priests, parishioners, buildings, families or friends without flaws.


Jesus didn’t walk around every day with brilliant white robes and face shining as in the Transfiguration. He was human. He lived in first-century Israel. On many days, his robes would be dirty and he might look like a shepherd who spent the whole day in the fields. His ordinariness would tempt observers to dismiss his words and works: “He thinks he is the Messiah? He doesn’t look like the Messiah. I am not going to waste my time.” Those who dismissed him this way would have missed a life-changing encounter.


Like the persecutors of the ancient church, our adversary would like us to be scandalized by weeds in among the wheat in the field that is the world. He would prefer that we look closely to find the flaws in a particular priest or parish and use those flaws as excuses not to go to Mass. He is quite content with our agreeing in principle to go to church, as long as we keep excusing ourselves from actually going because we think our particular parish isn’t good enough. If he can keep us looking for a parish with no flaws, he will keep us away from church until our Lord returns. As Bishop Joseph Tyson of Yakima used to say when he served as a priest in our archdiocese, there are two types of parishes — those that admit that they have serious problems, and those that lie.


Don’t despair over frustrations


The same thing applies to our workplaces. Unless we are working with robots or mannequins, our coworkers will find ways to annoy us and the system at our place of work will need reform. We must never let those things that annoy or frustrate us deceive us into believing that we cannot serve God by doing good work in an imperfect workplace.


It is even more important that we understand this in our homes. Family life brings warm embraces and deep affection. It also brings frustration, disappointment and annoyance. There are no weeds in our family. Everyone is wheat, loved by God and beautiful. However, there are weeds in every human heart. Where there are people living in close proximity, there will be conflict. As Pope Francis said in his recent apostolic exhortation The Joy of Love, families argue and “sometimes the plates fly.”


We must never listen to the devil, who wants us to believe that the ordinary conflicts and frustrations of life are an excuse to despair of working things out with those we love. We must never be tricked into thinking that a family with flaws and problems cannot be good and holy. Instead, we need the same kind of perseverance exercised by faithful Christians throughout history who have been patient with the existence of weeds among the wheat, remembering our Savior’s counsel: “The field is the world.”


Northwest Catholic - June 2018


Deacon Eric PaigeDeacon Eric Paige is the Archdiocese of Seattle's executive director for evangelization, formation and discipleship.