7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

ĐỨC GIÁO HOÀNG NÓI: GIẢM BỚT TĂNG NHIỆT TOÀN CẦU, ĐỂ NGƯỜI NGHÈO KHỎI PHẢI CHỊU BẤT CÔNG THÊM NỮA

A glacier lagoon is seen in southern Iceland in this July 4, 2017, file photo. Faced with a climate emergency, the world must act immediately to mitigate global warming and avoid committing "a brutal act of injustice" on the poor and future generations, Pope Francis told a group of energy and oil executives and global investors June 14 at the Vatican. Photo: CNS/Thin Lei Win, Thomson Reuters Foundation



Mitigate Global Warming, Spare Further Injustice To Poor, Pope Says

 

Bản tin của Carol Glatz, Catholic News Service.

Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử Northwest Catholic ngày 18 tháng 6, 2019, nói vể tăng nhiệt toàn cầu (global warming), một vấn đề khoa học được giáo hội quan tâm một cách đặc biệt.


 

Vatican City - Đối diện với tình trạng khẩn trương về khí hậu, thế giới phải hành động ngay để giảm bớt tăng nhiệt toàn cầu và tránh phạm một tội bất công thô bạo đối với người nghèo và những thế hệ tương lai, đức giáo hoàng đã nói  thế với một nhóm những tổng quản đốc điều hành công ty dầu lửa, và các nhà đầu tư thế giới.


 

“Thời gian sắp hết rồi! Những cuộc bàn cãi phải đi xa hơn là chỉ thăm dò xem có thể làm được gì, và tập trung vào những gì cần phải làm ngay từ hôm nay,” ngài nói tiếp như thế.


 

“Ta không thể phí phạm thì giờ chờ đợi người khác tiến hành hay đặt ưu tiên vào những lợi ích kinh thế ngắn hạn. Cuộc khủng hoảng khí hậu đòi hỏi ta phải có hành động quyết liệt ở đây và ngay bây giờ,” ngài nói vậy vào ngày 4 tháng 6 tại Vatican.

 


Đức giáo hoàng nói với những nhà lãnh đạo tham dự một hội nghị từ 13-14 tháng 6 bàn về “Chuyển tiếp năng lượng và chăm lo cho căn nhà chung của chúng ta,” được bảo trợ bởi Thánh Bộ Thúc Đẩy Phát Triển Con Người Toàn Diện của Tòa Thánh Vatican (Vatican Dicastery for Promoting Intregal Human Development) và Trường Đại Học Notre Dame ở Indiana.

 


Đó là buổi họp riêng thứ hai - buổi họp thứ nhất vào tháng 6, 2018 - nhằm đối thoại với các tổng quản đốc điều hành của các công ty năng lượng, dầu khí, những hãng đầu tư thế giới, các học giả và các giảng sư đại học về khí hậu hàng đầu được mời tham dự.

 


Ban tổ chức cho biết những người tham dự năm nay gồm có các tổng quản đốc của các công ty Royal Dutch Shell, British Petroleum, Occidental Petroleum, ExxonMobil, và ConocoPhillips.

 


Đức Giáo Hoàng Phanxicô cảm ơn những người tham dự đã đến dự buổi họp thứ hai, nói rằng đó là một “dấu hiệu tích cực về sự tiếp tục quyết tâm của quý vị nhằm cùng nhau làm việc trong trong tinh thần liên đới nhằm thúc đẩy những bước tiến cụ thể để chăm lo cho hành tinh của chúng ta.”

 


Cuộc thảo luận xảy ra vào một thời điểm nghiêm trọng,” ngài nói thế, bởi vì “ cuộc khủng hoảng sinh thái ngày nay, nhất là sự thay đổi khí hậu, đe doạ chính tương lai của gia đình nhân loại, và đây không phải là phóng đại đâu.”

 


“Trong một thời gian quá dài,  tất cả chúng ta không chịu lắng nghe những thành quả của nghiên cứu khoa học và “ không ai còn có thể nghe những tiên đoán về ngày tận thế một cách mỉa mai hay khinh dễ nữa,” ngài nói thế, dẫn chứng với Thông Điệp “Laudato Si”, nói về Chăm Lo cho Căn Nhà Chung của Chúng Ta.”

 


Điều bất công thô bạo cho những thế hệ tương lai là phải thừa hưởng “một thế giới hư hỏng dữ dội,” đức giáo hoàng nói tiếp. “Xin thứ lỗi, nếu tôi muốn nhấn mạnh điều này:  không nên để cho họ, con cháu chúng ta, phải trả giá, và nếu bắt họ trả giá vì sự vô trách nhiệm của chúng ta thì sai rồi.”

 


Tất cả mọi cuộc đối thoại và hành động phải bắt nguồn từ những cuộc nghiên cứu khoa học tốt nhất ta có được ngày nay, ngài nói, có ý chỉ cách riêng bản báo cáo đặc biệt của Ủy Ban Liên Chính Phủ năm ngoái về Sự Biến Đổi của khí hậu.

 


“Bản báo cáo cảnh báo rõ ràng những hậu quả đối với khí hậu sẽ gây thảm họa nếu ta vượt quá mức 1.5 độ C” bên trên mức độ của thời kỳ tiền kỹ nghệ, như đã được trình bày trong mục tiêu của Thoả Ước Paris, đức giáo hoàng nói vậy.

 


Bản báo cáo vạch ra một cách chi tiết những phương cách để giới hạn tăng nhiệt toàn cầu và cảnh báo rằng chỉ còn một thập niên nữa, khoảng đó thôi, để cho ta đạt được mục tiêu ngăn chận tăng nhiệt toàn cầu,” ngài nói tiếp.

 


“Trong khi đối diện với tình trạng khí hậu khẩn trương,” đức giáo hoàng nói tiếp, “Ta phải ra tay hành động thích ứng, để tránh khỏi phạm một tội bất công thô bạo đối với những người nghèo và những thế hệ tương lai. Ta phải có những hành động theo tinh thần trách nhiệm luôn ghi nhớ tác động ngắn hạn cũng như dài hạn của hành động.”

 


Mặc dù nhìn nhận rằng  “văn minh đòi phải có năng lượng,” ngài nói, nhưng cũng cần phải nhớ đừng để cho việc dùng năng lượng tiêu hủy văn minh.

 


Ngài nói: “Cần phải có một chính sách chuyển tiếp năng lượng quyết liệt để cứu vãn căn nhà chung của chúng ta, và Giáo Hội Công Giáo quyết chí đóng góp phần của mình.”

 


“Vẫn còn hy vọng và còn đủ thời gian để tránh những tác hại ghê gớm nhất của biến đổi khí hậu, với điều kiện ta hành động tức khắc và quyết liệt.” ngài nói vậy.


 

Vũ Vượng dịch