7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

BÀN LẠI VỀ ĐỜI ĐỘC THÂN

(Shutterstock image)


Bài của linh mục Ron Rolheiser, hiệu trưởng trường thần học Oblate School of Theology, San Antonio, Texas. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử NW Catholic, 22 March 2018. Tuy chỉ là bài tự thuật của một linh mục, nhưng nó cho thấy, một phần nào, cuộc đời chiến đấu gay go và hy sinh cao cả của những linh mục của Chúa Kitô.


Ai viết về bản thân mình đều phải chấp nhận rủi ro. Tuy nhiên tôi cảm thấy cách hay nhất để viết về đề tài của bài báo này là dùng lời tâm sự của một người. Trong một thế gìới mà người ta coi ở độc thân và trinh khiết là ngây thơ và đáng tội nghiệp, và thường thường  có sự nghi ngờ rằng chẳng có ai thật sự sống được như vậy, thì có lẽ lời tâm sự của một người là một cách phản đối hiệu quả nhất.


Cần phải nói gì về đời độc thân và trinh khiết, dù những đức tình này được tuân thủ trong một môi trường tuyên khấn của dòng tu hay chỉ là do hoàn cảnh xui khiến của ai đó đang sống đời độc thân? Sau đây là câu truyện đời tôi:


Năm 17 tuổi, tôi quyết định trở thành linh mục và vào một dòng tu, dòng Missionary Oblates of Mary Immaculate. Quyết định đó gồm có việc tự hiến ở độc thân trọn đời. Nói ra có vẻ kỳ lạ, vì tôi mới chỉ 17 tuổi, tôi đã không quyết định một cách ngây thơ hay ngông cuồng nhất thời. Bằng trực giác tôi đã biết khá chính xác cái giá phải trả, thậm chí hầu như mọi thứ trong tôi đều quyết liệt phản kháng ơn gọi này. Đúng là mọi thứ chỉ trừ ơn gọi! Khi tôi được lôi kéo vào sứ mạng mục vụ, lời khấn ở độc thân kèm theo đó là một chướng ngại khổng lồ. Tôi không muốn ở độc thân. Ai mà muốn thế? Thực ra chẳng ai lại muốn thế. Nhưng tiếng gọi bên trong mạnh mẽ đến nỗi, bất kể cái mặt yếu của nó, khi học xong trung học tôi đã ưng thuận, tuy ngần ngại nhưng vững chắc, gia nhập một dòng tu. Ngày nay, hơn 50 năm sau, nhìn lại tôi vẫn thấy đó là một quyết định trong trắng nhất, xả kỷ nhất mà tôi đã làm được trong suốt cả đời.


Ngày nay tôi đã sống dòng tu được hơn 50 năm và đã phục vụ trên cương vị linh mục được hơn 45 năm trong số những năm này và, nói chung, đời độc thân đã giúp tôi nhiều lắm, đồng thời, thật thà mà nói tôi đã tuân giữ ở độc thân một cách rất trung thành. Đời độc thân có mặt mạnh của nói. Ngoài cuộc chiến đấu nội tâm nó bắt tôi phải làm trong mối liên hệ giữa tôi với Chúa, với tha nhân và với chính mình (thường là công việc khó nhọc, làm không ngừng nghỉ trong lời cầu nguyện và cũng có khi phải nhờ đến sự hướng dẫn của một người cố vấn), đời độc thân cũng cho tôi một đặc ân là lúc nào cũng sẵn sàng cho mục vụ. Nếu bạn sống đời của một linh mục hay nhà truyền giáo, đời độc thân có thể là một người bạn.


Nhưng không phải lúc nào nó cũng lả một người bạn. Với tôi ở độc thân luôn luôn là một cuộc chiến đấu gay go nhất trong đời tu và sứ mạng mục vụ. Về mặt tình cảm nó thường là một cuộc tử nạn trên thập giá, mà phải vậy thôi. Đã từng có những mùa - những ngày, những tuần, những tháng, có khi nhiều tháng trời – khi hầu hết mọi thứ trong tôi la thét lên, chống lại nó, Đó là khi bị sa vào tình yêu hay phải đối phó với một tư tưởng ám ảnh, hay khi phải đối phó với cường điệu một chiều trong một cộng đoàn toàn đàn ông hay khi tôi bị thất vọng vì sự thật là tôi sẽ không bao giờ có con hay khi sức mạnh thô bạo đơn thuần của tình dục làm cho tôi bồn chồn thất vọng đến nỗi con người bên trong tôi muốn rút lại lời thề mà người linh mục trong tôi đã tuyên hứa ngày trước. Đời độc thân đôi khi bắt người ta phải đổ mồ hôi máu như Chúa Giêsu trong Vườn Cây Dầu. Nó đi ngược lại một số bản năng và nội lực sâu xa mà Chúa ban, cho nên không dễ gì mà đối phó với nó.


Dù đã nói như trên, nhưng tôi thấy cũng cần phải nói thêm một điều khác, một điều mà ngày nay người ta hiểu biết rất ít: đời độc thân cũng có khả năng sản sinh rất lớn, bởi vì bản chất giới tính bao hàm nhiều thứ hơn làm tình. Ngay trước khi tạo ra người nam-nữ, Chúa phán: “Đàn ông ở một mình thì không tốt!” Lời ấy đúng cho bất cứ ai đã từng sống trên mặt đất này. Giới tính được ban cho ta để đưa ta ra khỏi cảnh đơn độc, nhưng còn nhiều thứ khác nữa cũng giúp cho ta như vậy, và chung đụng xác thịt chỉ là một trong những thứ đó.


Có lẽ điều hiểu lầm duy nhất lớn nhất về tình dục ngày nay là niềm tin rằng tình bạn sâu đậm, tình đồng hội đồng thuyền, cộng đồng đức tin hay những hình thức thân mật không liên quan đến sinh dục chỉ là một cái gì để thay thế, một thứ bù đắp thứ yếu thay cho tình dục, chứ không phải là hình thái sinh sản phong phú của chính tình dục. Thực ra, những tình cảm nói trên không phải chỉ là một giải thưởng an ủi cho người không chiếm được giải thưởng thật, nhưng chúng là một thành phần phong phú của một thực thể, trong khi ái ân cũng là một thành phần phong phú khác của thực thể ấy.


Mới đây tôi gọi điện thoại cho một linh mục nhân dịp kỷ niệm 60 năm thụ phong của ngài. Năm nay đã 85 tuổi, ngài nói như sau: “Có những thời gian thật gay go - tất cả những bạn cùng lớp của tôi đã từ bỏ đời mục vụ, và tôi cũng bị cám dỗ nữa. Nhưng tôi đã ở lại, và bây giờ, nhìn lại quá khứ, tôi rất sung sướng vì đời tôi tới đây được như thế này.”


Nhìn lại đời tôi và cam kết ở độc thân của tôi, tôi cũng có thể nói một lời tương tự. Đời độc thân đưa tới những thời kỳ gay go. Và, như Morton đã có dịp nói, nó vẫn luôn là nỗi phiền muộn sâu thẳm bên trong đời sống trinh khiết. Nhưng ở độc thân cũng cho tôi một đời sống phong phú về tình bạn, phong phú về tinh thần cộng đồng, phong phú về tình đồng hội đồng thuyền, phong phú về mặt gia đình đủ kiểu, và phong phú về cơ hội để đến với người khác. Tôi sẽ chết không có con, đời tôi cũng như đời bất cứ ai, chỉ là một bản nhạc giao hưởng không đầy đủ, không bao giờ hoàn hảo mọi mặt. Nhưng nhìn lại, tôi khá sung sướng vì cuộc đời tới đây được như thế này. Ở độc thân có thể là một phương thế hiến dâng đời sống, giống như người sống trong tình ái, một phương thế tạo dựng gia đình, một phương thế sống hạnh phúc.


Vũ Vượng dịch



Celibacy Revisited


Writing in the first person is always a risk, but the subject matter of this column is best done, I feel, through personal testimony. 

In a world where chastity and celibacy are seen as naive and to be pitied and where there’s a general skepticism that anyone is actually living them out, personal testimony is perhaps the most effective protest.

What’s to be said for celibacy and chastity, whether these are lived out in a vowed religious context or are simply the given situation of anyone who is going through life celibate? Here’s my story:

At the age of 17, I made the decision to become a priest and enter a religious order, the Missionary Oblates of Mary Immaculate. That decision involved committing myself to celibacy for life. 

Strange as this may sound, since I was only 17, I didn’t make that decision naively or out of some passing fancy. I intuited pretty accurately the cost, so much so that virtually everything inside me strongly resisted the call. Anything but that! 

While I was drawn to ministry, the accompanying vow of celibacy was a massive stumbling block. I didn’t want to live as a celibate. Who does?

 Indeed nobody should. But the inner call was so strong that, despite its downside, when I finished high school I gave a reluctant but solid assent and entered a religious congregation. Now, looking back on it, I see it still as the purest, most unselfish decision I’ve ever made.

I’ve been in religious life now for more than 50 years and have served as a priest for more than 45 of those years and, all told, celibacy has served me well, just as I can honestly say that I have served it in essential fidelity. 

Celibacy has its upside: Beyond the inner work it forced me to do in terms of my relationship to God, to others and to myself (often painful work done in restlessness and prayer and on occasion with the help of a counselor), celibacy also afforded me a privileged availability for the ministry. If you move through this life as a priest and missionary, celibacy can be a friend.

But it isn’t always a friend. For me, celibacy has always been the hardest struggle within religious life and ministry, a habitual emotional crucifixion, as it should be. 

There have been seasons — days, weeks, months and sometimes many months — when most everything inside of me screamed against it, when because of falling in love, or dealing with an obsession, or dealing with the one-sided energy within a male congregation, or when I was overcome with the fact I will never have children, or, when the simple, raw physical and emotional power of sexuality left me restless and frustrated enough that the man inside of me wanted to take back what the priest inside of me had once vowed. 

Celibacy will have you sweating blood in the Garden of Gethsemane sometimes. It goes against some of the deepest, innate, God-given instincts and energies within you and so it doesn’t allow itself to be dealt with lightly.

That being said though, something else also needs to be said, something too little understood today: Celibacy can also be very generative because sexuality is about more than having sex. 

Just before creating the sexes, God said: It is not good for the man to be alone! That’s true for every person who will ever walk this earth. 

Sexuality is given to us to take us beyond our aloneness; but many things do that for us and full sexual intimacy is only one of them.

Perhaps the single, biggest misunderstanding about sex today is the belief that deep friendship, warm companionship, faith community and nongenital forms of intimacy are only a substitute, some second-best compensation for sex rather than a rich, generative modality of sex itself.

These aren’t a consolation prize for missing the real thing. They are, just as is having sex, one rich aspect of the real thing.

Recently, I phoned a priest on the 60th anniversary of his ordination. Eighty-five years old now, he had this to say:  “There were some rough times, all of my classmates left the ministry and I had my temptations, too. But I stayed and, now, looking back, I am pretty happy with the way my life turned out.”

Looking back on own life and my commitment to celibacy I can say something similar. Celibacy has made for some tough seasons and remains, as Thomas Merton once put it, the deep anguish within chastity. 

But celibacy has also provided me with a life rich in friendship, rich in community, rich in companionship, rich in family of every kind and rich in opportunity to be present to others. 

I will die without children, my life, like everyone’s, an incomplete, never fully consummate symphony. But looking back on it all, I’m pretty happy with the way it turned out.

 Celibacy can be a very life-giving way of being sexual, of creating family and of being happy.

 

Oblate of Mary Immaculate Father Ronald Rolheiser is a specialist in the field of spirituality and systematic theology. His website is www.ronrolheiser.com.