7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Tại Sao Đức Giáo Hoàng Phanxicô Muốn Thay Đổi Kinh Lạy Cha?

Photo: Shutterstock



Why Does Pope Francis Want To Change The Lord’s Prayer?

 

Bài giải đáp của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg. 


Nguyên bản tiếng Anh đăng trong nguyệt san Northwest Catholic, tháng 4 năm 2018


                                                                                  

 

 Giáo Hội cầu nguyện thế nào thì giáo hội tin như vậy,


 cho nên ta phải cầu nguyện cho rõ ràng và đúng theo thần học.


 

HỎI: Có đúng là Đức Giáo Hoàng Phanxicô mới đây đề nghị thay đổi lời nguyện trong Kinh Lạy Cha không?

 

ĐÁP: Rất có thể câu hỏi của ông có liên quan đến những ý kiến mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã đưa ra vào đầu tháng 12, 2017 về một trong những lời nguyện cuối cùng của Kinh Lạy Cha, trong đó ta đọc, “Chớ dẫn chúng con vào cơn cám dỗ.” (Lead us not into temptation)


 

Đề nghị của Đức Thánh Cha được đưa ra để sửa chữa sự hiểu lầm mà nhiều người có thể có khi đọc lên thỉnh nguyện này. Trong lịch sử đã có những người lý luận rằng bản dịch ra tiếng Latinh của Thánh Jerome “et ne nos inducas in tentationem” (và đừng dẫn chúng con vào cơn cám dỗ) đã để mất đi những sắc thái phong phú của nguyên bản tiếng Hy Lạp. Cho nên một số người có thể tin lầm rằng Chúa là người cám dỗ chúng ta và do đó Chúa phải chịu trách nhiệm về tội lỗi chúng ta. Hiểu như thế rõ ràng là trái với sự mạc khải về bản ngã của Chúa trong Thánh Kinh và trái với truyền thống (đức tin). Chúa không dẫn dắt chúng ta vào tội lỗi, nhưng chính quỷ dữ làm như vậy (xem những viện dẫn trong Kinh Thánh  nói rõ ràng mặc dù Chúa cho phép có sự cám dỗ nhưng chính Satan luôn luôn là tác nhân của sự cám dỗ: Maccô 1:12, Luca 4:1, Matthêu 4:1, James 1:13)


 

Để sửa chữa sự hiểu lầm này gần đây các giám mục của Pháp đã làm sáng tỏ lời nguyện trong Kinh Lạy Cha bằng lời nguyện, “Đừng để chúng con đi vào cơn cám dỗ.” (Ne nous laisse pas entrer en tentation) Cách dịch này nói rõ rằng Chúa không chịu trách nhiệm về tội lỗi chúng ta, nhưng chính chúng ta phải chịu trách nhiệm khi chúng ta tự ý lựa chọn “đi vào cơn cám dỗ.” Giáo hội Pháp bắt đầu dùng lời nguyện này vào Chủ Nhật thứ nhất Mùa Vọng năm 2017. Trước đó giáo hội Pháp dùng lời nguyện, “Đừng đặt chúng con vào cơn cám dỗ.” (Ne nous sousmets pas à la tentation).


 

Nước Pháp không phải là nơi đầu tiên và duy nhất của Giáo Hội đã cầu nguyện rõ ràng và đúng với thần học như vậy. Một lời nguyện tương tự như thế đã được dùng trong Kinh Lạy Cha của những người Công Giáo nói tiếng Tây Ban Nha: “No los dejes caer en tentación.”( Đừng để chúng con sa vào cơn cám dỗ)


 

Để hiểu rõ hơn tính cách thích hợp của những ý kiến của đức thánh cha, ta cần phải nhớ hai nguyên tắc hướng dẫn quan trọng liên quan đến việc phiên dịch những bản văn Kinh Thánh trong đó có Kinh Lạy Cha (Luca 11:2-4 và Matthêu 6:9-12)


 

Trước hết cần phải nhớ rằng những chân lý do Chúa mạc khải đều có tính vĩnh viễn và không thể sai lầm, nhưng các ngôn ngữ thì không có những tính chất ấy vì thường thay đổi theo thời gian, và ngôn từ có thể có những ý nghĩa khác nhau tùy theo thời gian, nơi chốn và văn hóa trong đó ngôn từ được dùng. Cho nên để được trung thực với ý nghĩa có ý nói lên trong các bản văn Kinh Thánh thì lâu lâu cũng cần phải thay đổi đôi chút trong bản dịch để cho ngôn ngữ thời đại mới phản ảnh được ý định của tác giả. Đó là lý do tại sao các bản dịch Kinh Thánh cứ mấy năm lại được cập nhật hoá.


 

Thứ hai, các kinh nguyện trong đời sống đạo thánh Chúa, nhất là những kinh nguyện dùng trong phụng vụ là những lời phát biểu chính về lòng tin của ta nơi Chúa. Giáo hội cầu nguyện thế nào thì giáo hội tin như vậy. Sự liên hệ này được biểu lộ trong thành ngữ Latinh nổi tiếng lex orandi, lex credendi mà ta có thể hiểu là “Cách chúng ta thờ phượng là cách chúng ta tin.” Khi lời diễn tả của một kinh nguyện nào đó không phản ánh đức tin của ta một cách đích thực, thì cần phải làm sáng tỏ lời diễn đạt đó. Đây là nguyên tắc hướng dẫn căn bản cho bộ Sách Kinh dùng trong Thánh Lễ bằng tiếng Anh (the English Missal for the Mass) mới được công bố năm 2011 và đang được dùng khắp các nước nói tiếng Anh.


 

Còn một nguyên tắc hướng dẫn nữa để hiểu và diễn giải Kinh Lạy Cha là: ta phải hiểu kinh đó trong bối cảnh cuộc đời và sứ mạng rao giảng của Chúa Giêsu. Kinh Lạy Cha bao gồm nhiều từ ngữ mà chính Chúa Giêsu đã dùng trong khi cầu nguyện trong suốt Phúc Âm. Theo ý nghĩa đích thực, mỗi người Kitô hữu chỉ có thể đọc Kinh Lạy Cha trong và qua Chúa Giêsu, bởi vỉ chỉ có ngài mới sống được đầy đủ (tinh thần) kinh nguyện ấy, và chỉ có trong ngài chúng ta mới có thể sống (tinh thần) kinh đó nữa. Chúa Giêsu thường cầu xin với Cha của ngài trên trời. Trong vườn Giệtsimani Chúa Giêsu đã thúc dục các môn đệ cầu nguyện để khỏi sa cơn cám dỗ (trong tiếng Hy Lạp cũng một từ peirasmon được dùng để chỉ sự thử thách, cám dỗ, và xét xử) Chúa dạy chúng ta tha thứ cho người khác để được Chúa thứ tha. Chúa Giêsu cũng cầu xin cho ý Cha được thành tựu chứ không phải ý riêng của ngài.


 

Kinh Lạy Cha là kinh cầu nguyện căn bản duy nhất mà Chúa Giêsu đã cho chúng ta là môn đệ của ngài để đào tạo và hướng dẫn chúng ta trên đường hành hương về thiên đàng. Đó không phải chỉ là một trong nhiều kinh nguyện khác. Đó chính là lời cầu nguyện của Hội Thánh và chính là lời cầu nguyện của mỗi môn đệ Chúa Giêsu Kitô, lời cầu nguyện của con cái Thiên Chúa. Nó có mục đích hình thành đời sống chúng ta, cộng đồng đức tin chúng ta, và chính mối liên hệ của chúng ta với Chúa. Kinh Lạy Cha phải luôn luôn thích ứng và chính xác để có thể hình thành đời sống chúng ta đúng như ý định của Chúa Giêsu, và do đó bản dịch Kinh này cần được cập nhật hóa từng thời kỳ.


 

Vương Vũ dịch




As the church prays, so the church believes — so we should pray with clarity and theological correctness

 

Q: Is it true that Pope Francis recently suggested changing the wording of the Lord’s Prayer?

 

A: Your question most likely concerns some comments Pope Francis made in early December 2017 about one of the final petitions in the Lord’s Prayer, in which we say, “Lead us not into temptation.”

 

The Holy Father’s suggestion was made to correct the misunderstanding some people might have when they pray that petition. Historically, some have argued that St. Jerome’s Latin translation, “et ne nos inducas in tentationem,” misses the rich nuances of the original Greek. Thus some people could falsely believe that God is the one who tempts us and that, therefore, God is responsible for our sin. Such an understanding is clearly contrary to God’s own self-revelation in the Scriptures and tradition. God does not lead us into sin, the evil one does. (See Mark 1:12, Luke 4:1, Matthew 4:1 and James 1:13 for biblical references that clearly demonstrate that while God allows temptation and testing, it is always Satan who is the agent of that temptation.)

 

To avoid this misunderstanding, the French bishops recently clarified that petition of the Lord’s Prayer to read, “Ne nous laisse pas entrer en tentation” (“Do not let us enter into temptation”). This new translation makes it clear that God is not responsible for our sin, but that we are responsible when we willingly choose to “enter into temptation.” The church in France began praying this new translation on the First Sunday of Advent in December 2017. (Previously, the church in France prayed, “Ne nous soumets pas à la tentation,” meaning “Do not submit us to temptation.”)

 

France is not the first or the only part of the church to pray with this clarity and theological correctness. A similar phrasing of the Lord’s Prayer is prayed among Spanish-speaking Catholics when they say, “No nos dejes caer en tentación” (“Do not allow us to fall into temptation”).

 

In order to better understand the appropriateness of the Holy Father’s comments, we need to remember two important guiding principles when it comes to translations of biblical texts which contain the Lord’s Prayer (Luke 11:2–4 and Matthew 6:9–12).

 

First, it is important to remember that divinely revealed truth is eternal and infallible but that languages are not because they change over time and words can have different meanings depending upon the time, place and culture in which they are spoken. Therefore, in order to be truly faithful to the intended meaning of a biblical text, it is periodically necessary to make slight alterations in the translation so that the modern language accurately reflects the intention of the author. That is why translations of the Bible are updated every few years.

 

Second, the prayers of the Christian life, especially prayers used in the liturgy, are an expression of our very faith in God. As the church prays, so the church believes. This connection is expressed in the well-known Latin phrase lex orandi, lex credendi, which can be understood as “The way we worship is the way we believe.” When the phrasing of a particular prayer does not authentically reflect our Christian faith, it is necessary to clarify that phrasing. This was the guiding principle behind the new edition of the English Missal for the Mass promulgated in 2011 and now used throughout the English-speaking world.

 

One more guiding principle for understanding and interpreting the Lord’s Prayer is this: We should understand it in the context of Jesus’ life and ministry. The Lord’s Prayer includes many of the very phrases that Jesus himself used in his prayer throughout the Gospel. In a very true sense, every Christian can only pray the Lord’s Prayer in and through Jesus, because only he has fully lived that prayer and only in him can we live it as well. Jesus prayed frequently to his “Father” in heaven. In the Garden of Gethsemane our Lord encouraged his disciples to pray that they not be subjected to the “test” (the same word in Greek, peirasmon, is used for test, temptation, and trial). Our Lord taught us to forgive others in order to receive God’s forgiveness. Jesus also prayed that the Father’s will be done and not his own.

 

The Lord’s Prayer is the one fundamental prayer that our Lord Jesus Christ gave to us as his disciples to form us and guide us on our pilgrim way to heaven. It is not just one of many prayers — it is the prayer of the church and the prayer of every Christian disciple, the prayer of the children of God. It is meant to shape our lives, our faith community, and our very relationship with the Lord. The Lord’s Prayer must always be relevant and accurate so it can shape our lives correctly as Jesus intends, and so its translations warrant periodic updating.

 

Northwest Catholic - April 2018