7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Vì Sao Con Không Cảm Thấy Chúa Hiện Diện Khi Cầu Nguyện

Photo: Shutterstock


Why Don’t I Feel God’s Presence When I Pray?


(Bài Hỏi – Đáp của Cha Cal Christiansen đăng trong Northwest Catholic số 9 quyển 4)

 

HỎI: Con là người mới trở lại đạo Công Giáo, và con có một câu hỏi về cầu nguyện. Theo con nhớ lại, kể từ ngày theo đạo Công Giáo con chưa bao giờ cảm nghiệm được điều gì trong khi đọc kinh hàng ngày. Con biết có Thiên Chúa và cầu nguyện là đối thoại với Ngài. Nhưng đôi khi con cũng phải cảm thấy Chúa hiện diện cách nào đó chứ? Hay con có làm điều gì chưa đúng chăng?

 

ĐÁP: Cảm ơn bà đã có một câu hỏi quan trọng và rất hay! Trước hết tôi muốn cả quyết  rằng không phải chỉ có một mình bà như vậy đâu. Trong 50 năm cuối của cuộc đời Mẹ Têrêxa không thể cảm thấy sự hiện diện của Chúa. Tuy vậy bà cảm thấy cầu nguyện là điều hết sức cần thiết. Trong khi trả lời phỏng vấn vào năm 1989 mẹ nói: “Tôi tin rằng tôi không thể nào làm việc này dù chỉ một tuần lễ thôi, nếu tôi không cầu nguyện bốn giờ mỗi ngày.”

 

Khi cầu nguyện ta tin chắc chắn Chúa nghe và đáp lại lời cầu nguyện của ta theo sự khôn ngoan, lòng thương xót và tình yêu của Ngài. Nếu Chúa có ở đó và nghe ta cầu nguyện thì tại sao nhiều người trong chúng ta không cảm thấy sự hiện diện của Ngài?

 

Thánh Têrêxa thành Avila trong quyển sách Đường tới Toàn Thiện (The Way to Perfection) một quyển sách về đời sống tâm linh có giá trị lâu đời, đã viết về việc cảm nghiệm thấy Chúa nơi “những người cầu nguyện trong thinh lặng”: “Linh hồn ta hiểu được Chúa đang ở đó, mặc dù không rõ lắm. Chính bà cũng không biết làm sao bà hiểu được. Bà chỉ thấy rằng bà đang ở trong nước Thiên Chúa.” Những kinh nghiệm huyền bí không phải là trọng điểm hay đối tượng trong kinh nguyện của Thánh Têrêxa. Đó là những gì được ban tặng cho bà mặc dù bà không xin mà cũng không trông đợi Chúa cho. Đối với bà cầu nguyện không phải là một phương pháp để đạt được những cảm nghiệm đặc biệt, nhưng đúng hơn nó là một phương thế để duy trì sự gắn bó khăng khít với Chúa, là đấng bà yêu mến, là đấng yêu thương bà, bà biết rõ như vậy. Gương của Thánh Têrêxa giúp ta đi thẳng vào trọng tâm của câu hỏi, đúng ra phải là: Có lý do gỉ khiến ta phải cầu nguyện chứ?

 

Một trong những quyển sách về cầu nguyện mà tôi ưa thích là quyển sách Thì Giờ cho Chúa (Time for God) của Cha Jacques Philippe. Cha Philippe nói lên  một điều hệ trọng về cầu nguyện: “Sự thật sâu xa nhất là: đời cầu nguyện … không phải là cái gì mà kỹ thuật có thể đem lại (một cách máy móc) nhưng là một món quà mà ta nhận được.” Nếu không biết như vậy thì ta không thể đi xa lắm đâu.

 

Theo nền nếp suy nghĩ của người Mỹ, người ta quan tâm quá nhiều đến những kết quả hay thành tựu phải đạt được. Ta đeo máy đếm bước chân trên cổ tay để biết mỗi ngày đi bao nhiêu bước nhằm mục đích giảm cân, tham dự những buổi hội thảo về lãnh đạo để trở thành những quản lý viên, giám đốc điều hành lành nghề, cài đặt những ứng dụng mới nhất về giao thông để đi đây đi đó dễ dàng hơn. Nếu không cẩn thận ta có thể đem vào giờ cầu nguyện riêng tư một não trạng như thế, muốn đạt được một điều gì (một cách máy móc), coi việc cầu nguyện như là một kỹ thuật.

 

Nhiều cách cầu nguyện hay chiêm niệm của người Đông Phương, như yoga hay một vài trường phái Phật Giáo, dùng nhiều kỹ thuật để đạt tới siêu thoát hay “hòa nhập vào vũ trụ.” Ta có thể nói phần lớn của phong trào Thời Đại Mới (New Age) cũng giống như thế. Nếu ta đi vào giờ cầu nguyện với não trạng này thì lời nói của Cha Philippe đúng hoàn toàn – ta sẽ không đi đến đâu, ta sẽ không rút ra được từ giờ cầu nguyện điều mà lẽ ra ta phải có. Rồi ta sẽ cảm thấy thất vọng và nản chí.

 

Vậy thì, tại sao ta cầu nguyện? Để trả lời câu hỏi này ta cần phải biết cầu nguyện là gì? Một trong những định nghĩa hay nhất là định nghĩa của Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo (Catechism of the Catholic Church), trích dẫn lời Thánh Damascene: “Cầu nguyện là nâng tâm trí lên tới Chúa hay là xin Chúa ban cho những điều tốt lành.” (CCC 2559). Thật ra cầu nguyện là điều gì rất đơn giản. Đó là hướng về Chúa và ca ngợi và yêu mến Ngài chỉ vì Ngài là Thiên Chúa. Trong một quyển sách khác tựa đề Khao Khát Cầu Nguyện (Thirsting for Prayer), Cha Philippe nói: “Ta không cầu nguyện vì ta muốn Thiên Chúa hay vì ta trông đợi những món quà quý giá nhờ đời sống cầu nguyện  mà được nhưng trước hết và trên hết vì chính Thiên Chúa muốn ta làm thế.”

 

Chúa đã tạo dựng nên ta và kêu gọi ta liên kết với Ngài qua Chúa Giêsu Kitô. Cách đáp ứng tốt đẹp nhất đối với lời mời gọi ấy là cầu nguyện, ca ngợi và cảm tạ Chúa vì tất cả những gì Ngài đã làm cho ta. Đó là lý do ta cầu nguyện! Nếu Chúa muốn tưởng thưởng ta bằng những kinh nghiệm tâm linh đặc biệt thì thật là tuyệt vời, hãy chúc tụng Chúa! Nhưng ta không nên trông mong điều đó. Trong khi cầu nguyện ta không nên trông mong gì cả, chỉ nên có lòng trung tín mong muốn giữ gìn lời giao ước đời đời mà Chúa đã hứa với ta.

 

Nguyện xin Chúa chúc lành cho bà hôm nay và mãi mãi.


Vũ Vượng dịch




Why Don’t I Feel God’s Presence When I Pray?


 

Q: I am a convert to Catholicism, and I have a question about prayer. Since becoming a Catholic, I cannot recall experiencing anything during my daily prayer time. I know God exists and prayer is a conversation with him, but shouldn’t I feel God’s presence in some way from time to time? Am I doing something wrong?

 

A: Thank you for your excellent and important question! First of all, I want to assure you that you are in good company. For the last 50 years of her life, Mother Teresa could not feel God’s presence. Still, she saw prayer as essential, telling an interviewer in 1989, “I don’t think that I could do this work for even one week if I didn’t have four hours of prayer every day.”

 

When we pray, we believe without a doubt that God hears us and that he responds to us in his wisdom, mercy and love. If God is out there somewhere and he hears us, why do many of us not feel his presence when we pray?

 

St. Teresa of Avila, in her spiritual classic The Way of Perfection, writes about experiencing God in the “prayer of the quiet”: “The soul understands he is there, though not so clearly. She does not know herself how she understands; she sees only that she is in the Kingdom.” Mystical experiences were not the point or the object of St. Teresa’s prayer. They were given to her, but she did not ask for them or expect them from God. Prayer for her was not a method used to gain experiences, but rather a way of maintaining a relationship with God, who she loved and who she knew loved her. St. Teresa’s example helps us to get to the heart of your question, which really is: Why do we pray at all?

 

One of my favorite books of all time on prayer is Father Jacques Philippe’s Time for God. Father Philippe says something crucially important about prayer: “The first basic truth, without which we will not get very far, is that the life of prayer … is not the result of a technique, but a gift we receive.”

 

So many things in our American culture are about results or achievements. We wear step-counter wristbands to log our daily steps to help us lose weight, attend leadership conferences to become more effective managers and executives, download the newest traffic apps to get to our destinations more efficiently, etc. If we’re not careful, we can enter into our personal prayer with this same mentality of wanting to achieve something, as if it were some sort of technique.

 

Many Eastern forms of prayer and meditation, such as yoga or certain schools of Buddhism, use techniques in order to achieve enlightenment or “cosmic harmony.” We can say the same for much of the New Age movement. If we enter into our time of prayer with this mindset then Father Philippe is absolutely correct — we will not get very far, we will never draw from it what we are supposed to, and we will feel disappointed and discouraged.

 

So, why do we pray? To answer this, we have to know what prayer is. One of the best definitions comes from the Catechism of the Catholic Church, quoting St. John Damascene: “Prayer is the raising of one’s mind and heart to God or the requesting of good things from God.” (CCC 2559) Prayer is actually quite simple: It is a turning toward God and praising and loving him simply because he is God. In another book, Thirsting for Prayer, Father Philippe says, “We do not pray because we desire God or because we expect valuable gifts from our prayer life, but first and foremost because it is God who asks us to.”

 

God has created us and called us into a relationship with him through Jesus Christ. Our best response to this invitation is prayer, praising and thanking him for all that he has done for us. This is why we pray! If God wants to reward us with spiritual experiences, wonderful, praise God! But that shouldn’t be our expectation. In our prayer, there should be no expectation at all, only our own faithful desire to maintain God’s eternal covenant that he has made with us.

 

May God’s blessings be with you today and always! 

 

Northwest Catholic - November 2016