7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

CHỌN CON ĐƯỜNG CAO THƯỢNG

Photo: Shutterstock


Take The High Road

Bài của Đức Tổng Giám Mục J. Peter Sartain, Tổng Giám Mục Seattle


Nguyên bản tiếng Anh đăng trong nguyệt san Northwest Catholic, tháng 5 năm  2018


                      

Trong thời đại khủng bố và thù hận, chúng ta được kêu gọi làm những người của hòa bình, đi trên con đường cao thượng của Chúa Giêsu

 

Trong những năm qua, tôi có nhiều dịp nói chuyện về lựa chọn “con đường cao thượng”. Tôi nghĩ về con đường cao thượng như là con đường hòa giải, con đường hòa bình, con đường khiêm cung, con đường giữ gìn miệng lưỡi, con đường không biết trả thù. Hầu hết những cuộc nói chuyện này là nói với chính bản thân tôi, khi quyết định phải làm gì trong những tình huống nào đó. Nhưng cũng có khi ý tưởng về con đường cao thượng nổi lên khi tôi nói chuyện với bạn bè hay khi đưa ra một lời khuyên cho một người nào xin giúp ý kiến. Đó là con đường khó lựa chọn và đôi khi ta phaỉ khắc khoải giằng co lắm mới chọn được.

 


Với Chúa Giêsu thì không phải như thế.


Chúa Giêsu thích tiên tri Isaiah và dường như ngài bị thu hút vào những đoạn nói về “người Đày Tớ của Thiên Chúa,” nhận ra đó là ý muốn của Chúa Cha về ngài. Những đoạn nói về người đầy tớ cũng nhắc nhở dân Israel về sứ mạng trở nên ánh sáng cho các nước và tiên báo về đấng sẽ đem đến cuộc giải phóng thực sự. Những đoạn này cũng gợi ý Đấng sẽ đến thuộc dòng dõi đế vương, nhưng rồi lại đưa ra một chuyển biến bất ngờ: Triều đại này sẽ đến không nhờ những cuộc chinh phục binh đao, nhưng nhờ những phương thế chủ ý là bất bạo động.

 

…ngài sẽ đem công lý đến các quốc gia

Ngài sẽ không không gào thét, hò la

   Cũng không để ai nghe tiếng ngài trên đường phố

Một cây sậy bầm giập ngài không bẻ gẫy

   Một cọng rơm cháy leo lét ngài sẽ không dập tắt

(Isaiah 42:1-3)


Nói cách khác người đày tớ của Chúa sẽ không lớn tiếng hay la hò trên đường phố để được người ta chú ý đến mình, cũng không rao giảng hận thù, vì sức mạnh của ngài thuộc một đẳng cấp khác. Ngài sẽ đối đãi với người khác với lòng kính trọng nhún nhường và sẽ không bao giờ làm điều gì để đập vỡ một trái tim đã bầm giập. Nếu như ngài thấy đức tin như một cọng rơm còn cháy âm ỉ, ngài sẽ không làm gì để thổi cho tắt đi, vì lúc nào cũng còn hy vọng trong lòng trung tín của Chúa, đấng có thể làm được cả cái gì người ta không thể làm. Ngài sẽ xây dựng lòng kiên nhẫn và khiêm nhường thành đường đi, một con đường chỉ biết trông vào Chúa để được sức mạnh và sự khôn ngoan.

 


Con đường cao thượng.


Khi tiên tri Isaiah và dân Do Thái suy niệm về những lời tiên tri này họ thấy có cả  thử thách lẫn hy vọng. Họ tin rằng Chúa sắp thiết lập công lý trên mặt đất và đem lại cách chữa lành và hòa giải mà họ không thể hoàn thành bằng sức riêng. Nhưng họ không thể tưởng tượng được rằng người đầy tớ mà họ đang chờ đợi sẽ là Con của chính Thiên Chúa. Chỉ có sự can thiệp của Chúa với tầm vóc của màu nhiệm Nhập Thể mới có thể phá vỡ được chu kỳ của bạo lực và cái tôi độc tôn mà nhân loại đã mắc vào vì tội lỗi.

 


Sự thực bi thảm về chủ nghĩa khủng bố đang chiếm chỗ to lớn trong tin tức và và trong tâm trí chúng ta ngày nay. Trong thông điệp của ngài nhân Ngày Hoà Bình Thế Giới nhiều năm về trước, đức thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã viết: “Chủ nghĩa khủng bố xuất phát từ thù ghét và nó sinh ra ly cách, nghi kỵ và khép kín. Bạo lực sinh bạo lực tạo ra một chuỗi bi thảm làm cho nhiều thế hệ kế tiếp nhau phải điên đầu, mỗi thế hệ phải thừa hưởng sự thù hận gây chia rẽ, khiến cho những người đi trước phải ly tán.” Khó mà bẻ gãy được chu kỳ bạo lực, nhưng Chúa Giêsu đã chỉ đường cho ta đi: con đường cao thượng khó khăn nhưng có khả năng giải thoát, con đường tha thứ và thương xót.”

 


Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô nói thêm, “Sự tha thứ trên thực tế luôn luôn đem đến một sự thua thiệt  trước mắt để đổi lấy một thành quả thật sự lâu dài. Bạo lực hoàn toàn ngược lại vì nó thường chọn một kết quả ngắn hạn để rồi chuốc lấy thất bại  vĩnh viễn. Sự tha thứ có vẻ như là sự yếu đuối, nhưng nó đòi ta phải có sức mạnh tinh thần và lòng can đảm về luân lý.”

 


Người đầy tớ khiêm nhường và là Con Thiên Chúa rất mạnh mẽ và can đảm. Ai trong chúng ta có được lòng can đảm như ngài?

 


Tiến sĩ Martin Luther King Jr có lần đã nói, “Bất bạo động có nghĩa là tránh không những bạo động thể xác bên ngoài nhưng còn cả bạo động tinh thần trong nội tâm. Không những ta từ chối bắn giết một người … ta còn từ chối thù ghét anh ta.” Rõ ràng là con đường cao thượng không những chỉ “cao thượng” mà còn đưa ta vào nội tâm sâu thẳm.

 


Thử thách đang chờ ta đó trong đời sống hàng ngày, một sự thử thách viết bằng chữ lớn trong thời đại khủng bố này. Lòng tin của ta nơi Chúa Giêsu dẫn ta đi một con đường khác, con đường cao thượng, một con đường uốn khúc vào nội tâm xuyên qua một cuộc tra vấn lương tâm không ngừng nghỉ. Có bao giờ tôi đã dùng đến sự gây hấn hay báo thù để đạt được những “thắng lợi” tạm thời? Tôi có biết tha thứ hay tìm kiếm sự tha thứ để xây dựng hòa bình lâu dài chăng?

 


Năm nay Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã dành riêng thông điệp Ngày Hòa Bình Thế Giới lần thứ 51 của ngài cho những người di dân và tỵ nạn, là những người đi tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ vì quê hương họ không phải là những nơi bình an. Ai trong chúng ta không muốn sống ở một nơi không bị thường xuyên lay chuyển (hiểu theo nghĩa đen) bởi chiến tranh và khủng bố? Ai trong chúng ta lại không muốn sống ở một nơi mà ta có thể thương yêu chu cấp đầy đủ cho con thơ và cha mẹ già yếu? Ai trong chúng ta lại không mơ ước được sống ở một nơi mà ta có thể thực hành đức tin mà không phải sợ hãi?

 


Đức Giáo Hoàng Phanxicô kêu gọi ta đón tiếp người “xa lạ” chính vì chúng ta là những người của hòa bình, đi theo con đường cao thượng của Chúa Giêsu. Ngài nhắc nhở rằng có những người đã làm việc này trước chúng ta rồi và ngài nêu lên một bậc nữ kiệt của Giáo Hội Miền Tây Washington, Mẹ bề trên Cabrini:

 


“Trong số những người này chúng ta tưởng nhớ Thánh Frances Xavier Cabrini trong năm nay là năm kỷ niệm 100 năm ngày chết của bà … Người phụ nữ khác thường này đã cống hiến đời mình để phục vụ những người di dân, và trở thành thánh quan thày của họ. Bà đã dạy ta tiếp đón, bảo vệ, đề cao và liên kết với những người anh chị em này. Nhờ lời cầu bầu của ngài, xin Chúa giúp tất cả chúng ta cảm nghiệm được rằng ‘hoa trái của lòng công chính được gieo trồng trong bình an bởi những người xây dựng bình an.’” (Giacôbê 3:18)

 


Con đường cao thượng là chính Chúa Giêsu, ngài là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống.



Vũ Vượng dịch

 


 

TAKE THE HIGH ROAD

 

In an age of terrorism and hatred, we are called to be people of peace, who walk the high road of Jesus

 

Over the years, I have had many conversations about taking “the high road.” I think of the high road as the way of reconciliation, the way of peace, the way of humility, the way of guarding one’s tongue, the way of non-retaliation. I have had most of these conversations with myself, when deciding what to do in certain situations. But occasionally, when speaking with friends, or when offering advice to someone who had sought my counsel, the idea of the high road has arisen. It is a hard road to take, and at times we take it kicking and screaming.


 

Not so the Lord Jesus.

 

Jesus was fond of the prophet Isaiah and seemed especially drawn to those passages about “the Servant of God,” recognizing in them his heavenly Father’s will for him. The servant passages also reminded the people of Israel of their mission to be a light to the nations and prophesied of one who would bring true liberation. These passages suggest that the One to come would be of kingly stature, but they offer a surprising twist: This reign will come about not through military conquest but through deliberately nonviolent means.

 

         … he shall bring forth justice to the nations.

He will not cry out, nor shout,

         nor make his voice heard in the street.

A bruised reed he will not break,

         and a dimly burning wick he will not quench.

                                                                          (Isaiah 42:1-3)

 

In other words, the servant of God would not raise his voice or cry out in the streets to draw attention to himself, nor would he preach revenge, for his strength would be of a different order. He would hold others in gentle respect and would never do anything to break an already bruised heart. Should he find only a smoldering wick of faith, he would do nothing to snuff it out, for there is always hope in the faithfulness of God, who can do the impossible. He would forge a path of patience and humility, one that would look to God alone for strength and wisdom.

 

The high road.

 

As Isaiah and the people of Israel meditated on these prophetic words, they found both challenge and hope. They believed God was going to establish justice on the earth and bring the kind of healing and reconciliation they could not accomplish on their own. But they could never have imagined that the servant they awaited would be God’s own Son. Only divine intervention of the magnitude of the Incarnation could break the cycle of violence and self-centeredness to which humanity had succumbed by sin.

 

The tragic reality of terrorism is very much in the news and on our minds these days. In his message for the World Day of Peace many years ago, St. John Paul II wrote: “Terrorism springs from hatred, and it generates isolation, mistrust and closure. Violence is added to violence in a tragic sequence that exasperates successive generations, each one inheriting the hatred which divided those that went before.” The cycle of violence is difficult to break, but the Lord Jesus has shown the way: the difficult but liberating high road of forgiveness and mercy.

 

St. John Paul added, “Forgiveness in fact always involves an apparent short-term loss for a real long-term gain. Violence is the exact opposite; opting as it does for an apparent short-term gain, it involves a real and permanent loss. Forgiveness may seem like weakness, but it demands great spiritual strength and moral courage.”

 

The humble servant and Son of God was strong and courageous. Who among us would have the courage to do as he did?

 

Dr. Martin Luther King Jr. once said, “Nonviolence means avoiding not only external physical violence but also internal violence of spirit. You not only refuse to shoot a man … you refuse to hate him.” Apparently the high road is not only “high” — it also takes us deep within.

 

There lies the daily challenge for us, a challenge written large in this age of terrorism. Our faith in the Lord Jesus leads us a different way, along the high road, a road whose route winds deep within through an unceasing examination of conscience. Do I ever use aggression or revenge to achieve short-term “victories”? Or do I offer and seek forgiveness, which builds long-term peace?

 

This year, Pope Francis dedicated his message for the 51st World Day of Peace to migrants and refugees, those who seek to build a better life for themselves because their homelands are not places of peace. Who among us would not long to live in a land not constantly (and literally) shaken by war and terrorism? Who among us would not want to live in a land where we could lovingly provide for our children and elderly parents? Who among us would not dream of living in a land where we could practice our faith without fear?

 

Pope Francis challenges us to welcome the “stranger” precisely because we are called to be people of peace, who walk the high road of Jesus. He reminds us that others have done this before us and cites a heroine of the Church in Western Washington, Mother Cabrini:

 

“Among these, we remember St. Frances Xavier Cabrini in this year that marks the hundredth anniversary of her death. … This remarkable woman, who devoted her life to the service of migrants and became their patron saint, taught us to welcome, protect, promote and integrate our brothers and sisters. Through her intercession, may the Lord enable all of us to experience that ‘a harvest of righteousness is sown in peace by those who make peace.’” (James 3:18)

 

The High Road is the Lord Jesus himself, who is the Way, the Truth, and the Life.

 

 

Northwest Catholic - May 2018