7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

Tại Sao Đức Giáo Hoàng Đã Lập Ra Một Lễ Kính Mới Cho Đức Maria?

Photo: Pietro Perugino, Crucifixion with Mary and St. John, National Gallery of Art, Wikimedia Commons



Why Did the Pope Create a New Feast Day for Mary?


(Bài giải đáp của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg. Nguyên bản tiếng Anh đăng trong báo điện tử Nortwest Catholic, April 27, 2018)

 


Sự tôn kính Đức Maria là Mẹ Giáo Hội có nguồn gốc từ xa xưa.

 

HỎI: Con nghe người ta nói gì đó về một lễ kính Đức Mẹ mới được lập ra vào tháng Năm. Câu chuyện đầu đuôi thế nào?

 

ĐÁP: Vào ngày 1 tháng 2 năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ban sắc chỉ lập ra Lễ Kính Đức Maria là Mẹ Giáo Hội được cử hành mỗi năm vào ngày thứ hai sau lễ Hiện Xuống (năm nay là ngày 21 tháng 5).


 

Mặc dù ngày lễ kính toàn cầu này có thể là điều mới mẻ, nhưng lòng tôn kính Đức Mẹ là Mẹ Giáo Hội đã có nguồn gốc từ xa xưa. Đức Giáo Hoàng Phanxicô chỉ có công nhận một cách chính thức điều mà Giáo Hội đã tin suốt từ thời các thánh tông đồ. Ta hãy nhìn lại một số những thời điểm lịch sử chủ yếu để hiểu rõ hơn những ơn phước mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô hy vọng chúng ta sẽ cảm nghiệm được qua việc mừng ngày lễ mới trên toàn cầu này.


 

Chính Chúa Giêsu đã cho Mẹ Maria một sứ mạng tông đồ đặc biệt trong giáo hội và mối liên hệ độc đáo với tất cả các Kitô hữu được xem như những môn đệ của con Mẹ, như Kinh Thánh cho thấy.


 

Trong Phúc Âm thánh Luca, Maria được trình bày như một tông đồ kiểu mẫu đã “nghe và tuân giữ lời Chúa.” (Luca 11:28 xem 1:38-45). Thánh Luca cũng kể lại người môn đệ Maria đã trở thành người tông đồ truyền giáo như thế nào khi bà vội vã đi thăm Elizabeth sau khi được thiên thần Truyền Tin (Luca 1:39, 45). Qua sự vâng lời trung tín và lòng nhiệt thành của một tông đồ, Maria đã cho ta một gương lành để noi theo.


 

Trong Phúc Âm Thánh Gioan, Maria được trình bày ở hai thời điểm quan trọng trong cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu: tiệc cưới tại Cana và Cuộc tử nạn của Chúa trên thập giá. (Gioan: 2:1-10 và 19:25-27)


 

Tại tiệc cưới Cana, Maria biểu lộ sự lo lắng cho đôi tân hôn bằng cách kêu cầu CON mình cho họ. Lòng tin toàn vẹn vào sức mạnh của lời Chúa Giêsu được tóm gọn trong lời tuyên xưng đức tin của bà: “Cứ làm điều gì ngài bảo các ông.”


 

Vào giờ Chúa chịu nạn trên thập giá, Chúa Giêsu đã trao phó mẹ ngài cho (Gioan), người Môn Đệ Yêu Thương (“Này là mẹ con”). Lời này là biểu tượng cho món quà trường tồn mà Chúa Giêsu cho tất cả các môn đệ là chính mẹ ngài. Rồi Chúa chúng ta trao phó Thần Khí của ngài cho giáo hội đang đứng dưới chân thập giá. (Gioan 19:30). Thần Khí của Chúa Giêsu ngự trong trái tim của tất cả các môn đệ nên họ thực sự có thể gọi Maria là “Mẹ”, và Maria có thể thấy Thần Khí Chúa Giêsu trong tất cả các môn đệ nên gọi họ là “Con”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô dạy ta rằng giờ phút này tạo thành nền tảng cho mối quan hệ trường tồn giữa Mẹ Maria và giáo hội.


 

Các môn đệ phải đáp ứng món quà vĩ đại này của Chúa Giêsu bằng cách đón nhận Maria y như người Môn Đệ Yêu Thương (Gioan) đã làm. Phúc Âm thánh Gioan 19:27  cho ta biết “từ giờ phút đó người môn đệ này đã đưa bà về nhà mình.” Câu này có một ý nghĩa rộng lớn, chứ không phải chỉ có nghĩa là cho Maria một căn phòng còn trống ở trong nhà ông. Nó thực sự có nghĩa là vị môn đệ đã đưa bà vào trong những ý nghĩ, những quyết định và công việc hàng ngày của ông (tiếng Hy Lạp idia - được dịch ra tiếng Anh là home (nhà) – cho ta từ tiếng Anh idea (ý nghĩ, tư tưởng) và có ý chỉ một cái gì khác với cấu trúc vật chất của căn nhà). (Nói rõ hơn) người môn đệ đã nhận Maria làm một phần của toàn thể thế giới của ông.

 


Cách đáp ứng đó thật mạnh mẽ! Và đó cũng là cách đáp ứng mà Chúa Giêsu muốn tất cả chúng ta phải có.


 

Chân dung và sứ vụ của Đức Maria Mẹ Giáo Hội còn được biểu lộ và tăng cường hơn nữa vì Sách Tông Đồ Công Vụ cho ta biết bà đang cầu nguyện cùng các tông đồ trong phòng trên lầu và có mặt khi Chúa Thánh Thần hiện xuống và giáo hội bắt đầu sứ mạng của mình. (Tông Đồ Công Vụ 1:14 và 2:1)


 

Bởi sứ mạng tông đồ đa dạng trong công cuộc cứu độ mà Chúa Giêsu đã cho Maria, nhiều vị giáo hoàng đã gọi bà bằng những danh hiệu như Mẹ các Tông Đồ, Mẹ các Tín Hữu, Mẹ những Người có lòng Tin v.v… Trong Công Đồng Vatican II vào năm 1964, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã chính thức tuyên bố Đức Maria là Mẹ Giáo Hội.


 

Sự hiểu biết đích thực về Maria phải dựa trên mối liên hệ với Chúa Giêsu là con của bà. Bà được con bà gửi đến để an ủi chúng ta bằng sự chăm lo, y như bà đã ôm ấp chăm lo cho ngài khi còn là một hài nhi tại Bethlehem và khi Chúa chịu đóng đinh được đưa xuống từ trên thập giá. Bà không ngừng cầu bầu cùng Con cho chúng ta  để ta có thể  lãnh nhận ân sủng và lòng thương xót trong những khi khốn đốn. Bà luôn đưa ta đến với Con  và chỉ cho ta biết sống làm sao cho xứng đáng là những tông đồ rao giảng tin mừng.

 


Chúa Giêsu muốn rằng đức Maria có sự liên hệ như vậy với ta trong đời sống giáo hội, nên ngài đã cho ta mẹ của ngài từ trên thập giá. Về phần chúng ta, ta phải nhận lấy sự liên hệ này và sự hiện diện của bà trong đời sống hàng ngày để cảm nhận được đầy đủ sứ mạng đầy ân sủng của bà, sứ mạng cầu nguyện và nêu gương lành cho ta.


 

Như Đức Thánh Cha tuyên bố trong sắc chỉ của ngài, “Việc mừng lễ này sẽ giúp ta nhớ rằng muốn được lớn mạnh trong đời sống Kytô hữu ta phải bám chặt vào Màu Nhiệm Thánh Giá, vào của lễ hy sinh của Chúa Kitô trong Bàn Tiệc Thánh và vào Mẹ Đấng Cứu Thế và Mẹ Những Người Được Cứu Chuộc, tức là Người Trinh Nữ hiến dâng của lễ lên Thiên Chúa.”


 

Ta hãy cảm ơn Đức Giáo Hoàng Phanxicô! Lạy Mẹ Maria là Mẹ Giáo Hội, xin cầu bầu cho chúng con.


 

Vũ Vượng dịch

 

 


Why Did the Pope Create a New Feast Day for Mary?


The veneration of Mary as Mother of the Church has ancient roots

 

Q: I heard something about a new Marian feast day happening in May. What’s the story?

 

A: On February 11, 2018, Pope Francis issued a decree establishing the feast of Mary, Mother of the Church, to be celebrated every year on the Monday following Pentecost (May 21 this year).


 

While the universal feast may be new, the veneration of Mary as Mother of the Church has ancient roots. Pope Francis has simply recognized in an official way something the church has believed ever since the time of the apostles. Let’s look back at some key historical moments to better understand the graces Pope Francis hopes we will experience through this new universal celebration.


 

Jesus himself gave Mary a special ministry in the church and a particular relationship to all Christians as disciples of her Son, as can be seen in Scripture.


 

In the Gospel of Luke, Mary is presented as the exemplary disciple who “hears the word of God and observes it.”

(Luke 11:28, see 1:38, 45) Luke also relates how Mary the disciple becomes Mary the missionary when she goes in haste to visit Elizabeth after the Annunciation. (Luke 1:39-45) Through her faithful obedience and apostolic zeal, Mary gives us a good example to follow.


 

In the Gospel of John, Mary is presented at two important moments in Jesus’ life and ministry: the wedding at Cana and the Crucifixion. (John 2:1-10 and 19:25-27)


 

At the wedding at Cana, Mary demonstrates her concern for the couple by interceding with her Son on their behalf. Her utter confidence in the power of Jesus’ word is captured by her declaration of faith: “Do whatever he tells you.”


 

At the Crucifixion, Jesus entrusts his mother to the Beloved Disciple (“Behold, your mother”). This represents the enduring gift of Jesus’ mother to all disciples. Our Lord then “hands over the Spirit” to the church standing at the foot of the cross. (John 19:30) The Spirit of Jesus that dwells in the hearts of all disciples can truly call out to Mary as “Mother,” and Mary can see in all disciples the Spirit of Jesus and call out to them as “Son.” Pope Francis teaches us that this moment forms the basis for a lasting relationship between Mary and the church.


 

Disciples must respond to this great gift of Jesus by receiving Mary just as the Beloved Disciple did. In John 19:27, we are told that “from that hour the disciple took her into his home.” This means much more than just giving Mary a spare room in his house. It really means that the disciple took her into his thoughts, decisions and daily affairs (the Greek word translated home - idia - gives us the English word idea and means something different from the physical structure of a house). The disciple accepted Mary as a part of his entire world.


 

That is a powerful response! And it is the response Jesus wants from all of us.


 

Mary’s identity and ministry as Mother of the Church is further exemplified and strengthened in the Acts of the Apostles, where we are told she was praying with the apostles in the upper room and was present when the Holy Spirit descended at Pentecost and the church began its mission. (Acts 1:14 and 2:1)


 

Because of the manifold ministries in the work of salvation which Jesus gave to Mary, several popes have referred to her with terms such as Mother of Disciples, Mother of the Faithful, Mother of Believers and so forth. During the Second Vatican Council in 1964, Pope Paul VI formally declared Mary Mother of the Church.


 

Mary is most authentically understood in relationship to her Son, Jesus. She is sent by her Son to comfort us with the same care she showed him when she held him as the babe in Bethlehem and as the crucified Lord taken down from the cross. She constantly intercedes for us with her Son so that we can receive grace and mercy in our time of need. She always leads us to her Son and shows us how to live as missionary disciples.


 

Jesus willed that Mary have this relationship with us in the life of the church, so he gave us his mother from the cross. It is up to us to accept that relationship and her presence in our daily lives so we can fully experience the grace-filled ministry of her prayer and example.


 

As the Holy Father stated in his decree, “This celebration will help us to remember that growth in the Christian life must be anchored to the Mystery of the Cross, to the oblation of Christ in the Eucharistic Banquet and to the Mother of the Redeemer and the Mother of the Redeemed, the Virgin who makes her offering to God.”


 

Thank you, Pope Francis! Mary, Mother of the Church, pray for us!


 

Northwest Catholic - May 2018