7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

CHÚA HÀNH ĐỘNG THẾ NÀO TRONG THẾ GIỚI CHÚNG TA?

Detail from a stained glass window, which depicts the Confession of Peter, in the church of St. Mary and St. Lambert in Stonham Aspal, Suffolk, England. Photo: Kevin Wailes

 


How Does God Act in Our World?

 

(Nguyên bản tiếng Anh của Cha Ron Rolheiser, viện trưởng Viện Thần Học Oblate School of Theology, San Antonio, đăng trong báo điện tử Northwest Catholic, ngày 9 tháng 2, 2018)


 

Có một điều kỳ lạ trong các sách Phúc Âm cần phải được giải thích. Dường như Chúa Giêsu không muốn cho người ta biết chân tính đích thực của ngài là Đấng Kitô, hay là Đấng Messia. Ngài thường hay cảnh cáo, không cho ai tiết lộ ngài là Đấng Messia. Tại sao vậy?


 

Có một số học giả gọi điều này là bí mật của Đấng Messia, có ý nói Chúa Giêsu không muốn cho người khác biết chân tính đích thực của ngài khi hoàn cảnh chưa chín mùi. Trong cách giải thích đó có phần nào đúng - việc gì cũng cần có thời gian thích hợp - nhưng nói như thế vẫn chưa giải đáp được câu hỏi. Tại sao? Tại sao Chúa Giêsu muốn giữ kín chân tính của mình? Đâu là những yếu tố tạo nên hoàn cảnh thích hợp để tiết lộ chân tính của ngài?


 

Câu hỏi này chiếm vị trí nổi bật trong Phúc Âm Thánh Maccô, tại Caesarea Philippi, khi Chúa Giêsu hỏi các môn đệ: “Anh em gọi thầy là ai?” Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô.” Rồi bằng một câu trả lời hầu như làm mọi người ngạc nhiên, thay vì khen ngợi câu trả lời của Phêrô, Chúa đã nghiêm khác cảnh cáo, không cho ông nói với bất cứ ai về điều mà ông mới nhìn nhận. Dường như Phêrô đã có câu trả lời đúng, vậy mà Chúa Giêsu liền nghiêm khắc cảnh cáo, bắt ông phải giữ kín điều ấy trong lòng. Tại sao vậy?


 

Nói một cách đơn giản: Phêrô có câu trả lời đúng, nhưng có quan niệm sai về câu trả lời  đó. Ông có quan niệm sai về Đấng Messia phải là người thế nào.


 

Trong nhiều thế kỷ trước khi Chúa Giêsu sinh ra, và ngay trong những người đương thời với Chúa Giêsu có nhiều quan niệm khác nhau về Đấng Kitô là người thế nào. Ta không biết Phêrô có quan niệm nào, nhưng rõ ràng không phải là quan niệm đúng đắn, vì Chúa Giêsu đã bịt miệng ông ngay tức khắc. Nếu hiểu lời Chúa Giêsu nói với Phêrô là “Đừng nói với ai rằng ta là Đấng Kitô” thì không đúng lắm. Nhưng phải hiểu là “Đừng nói với ai rằng ta là Đấng Kitô theo cách suy nghĩ của anh. Ta không phải là người như thế đâu.”


 

Cũng như hầu hết những người đương thời, và cũng không khác gì trí tưởng tượng hão huyền của riêng chúng ta về đấng Cứu Thế phải là người thế nào, chắc chắn Phêrô đã mường tượng ra đấng Cứu Thế sắp đến phải là một siêu nhân, một siêu sao, một người sẽ chiến thắng sự dữ bằng một chiến công lẫy lừng theo kiểu trần thế, trong đó ngài chỉ việc áp đảo mọi sự gian tà bằng những quyền phép lạ lùng. Một Đấng Cứu Thế như vậy không thể nào phải chịu suy yếu, bị sỉ nhục, phải đau khổ và phải chết và ai cũng phải nhìn nhận sự cao cả và vinh quang của ngài dù muốn hay không. Không thể không quy phục. Sự biểu dương sức mạnh của ngài khiến cho không còn ai có thể nghi ngờ hay phản đối. Ngài sẽ chiến thắng mọi sự và sẽ trị vì trong vinh quang, thứ vinh quang theo quan niệm của người thế, nghĩa là một Người Toàn Thắng chung cuộc, một nhà Vô Địch chung cuộc - người chiếm huy chương Olympic, Cúp Bóng Đá thế giới, cúp Super Bowl, người lãnh giải thường Nobel, người chiếm được chiến lợi phẩm hay huy hiệu tôn vinh để vĩnh viễn vượt lên trên những người khác.

 


Khi Phêrô nói “Thầy là Đấng Kitô!” thì ý nghĩ của ông chính là như thế, ông đang nghĩ về vinh quang trần thế, chiến thắng khải hoàn trần thế, một người mạnh mẽ và đầy quyền năng, thu hút  và không hề hấn trước kẻ thù, đến nỗi mọi người chỉ còn cách quỳ xuống mà thôi. Do đó câu trả lời của Chúa Giêsu rất sắc bén: “Đừng nói với ai về điều ấy.”   

  

 

Rồi Chúa Giêsu tiếp tục giảng giải cho Phêrô và tất cả chúng ta biết Đấng Cứu Thế phải là người như thế nào. Ngài không phải là siêu nhân hay siêu sao trên thế giới này, cũng không phải người làm nên những kỳ công, để chứng tỏ quyền năng của mỉnh qua những việc làm lạ lùng. Ngài là ai?


 

Đấng Messia là người sẽ phải chết rồi sẽ sống lại, một người biết dùng đời sống và thân xác của mình để chứng tỏ rằng không thể khắc phục sự dữ bằng những phép lạ, nhưng bằng sự tha thứ, sự quảng đại và cao quý của tâm hồn, và người ta không thể đạt tới những mục tiêu này bằng cách đập tan kẻ thù, nhưng bằng cách yêu thương kẻ thù tràn trề. Con đường đi tới mục tiêu ấy giống như một điều nghịch lý: Đấng Messia không biểu lộ vinh quang của mình bằng những việc lạ lùng để đè bẹp quân thù, nhưng Chúa Giêsu chứng tỏ vinh quang của ngài bằng cách tự để cho mình được chuyển biến bằng cách chấp nhận, với lòng yêu thương và cử chỉ khả ái, những gì không thể tránh được: chịu đựng, tủi nhục, suy vi và sau cùng phải chết. Đó là phần nói về sự chết. Nhưng khi người ta chết như thế, hay chấp nhận tủi nhục, suy vi như thế, thì tất nhiên sẽ được sống lại trong vinh quang đích thực, nghĩa là sự vinh quang của một trái tim vươn xa và trải rộng đến độ có thể chuyển biến sự xấu xa thành tốt lành, thù hận thành yêu thương, cay đắng thành tha thứ, tủi nhục thành vinh quang. Đó là việc làm đặc thù của Đấng Messia.


 

Cũng màn cảnh này cũng được ghi lại trong Phúc Âm thánh Matthêu, với một câu hỏi đúng như vậy, và câu trả lời của Phêrô cũng y như vậy, nhưng câu Chúa Giêsu trả lời ông ta thì khác xa. Trong bài trần thuật của Mattheô, sau khi Phêrô nói: “Thầy là Đấng Kitô, con Thiên Chúa hằng sống.” Thì thay vì cảnh cáo, không cho ông nói về việc ấy, Chúa Giêsu lại khen ngợi câu trả lời của Phêrô. Tại sao có sự khác biệt này? Vì trong trần thuật của Thánh Matthêu có sự thay đổi nơi nhân vật  Phêrô, một người có sự hiểu biết đúng đắn về Đấng Messia.


 

Chúng ta tưởng tượng ra Đấng Messia như thế nào? Tưởng tượng chiến thắng khải hoàn như thế nào? Tưởng tượng vinh quang như thế nào? Nếu Chúa Giêsu nhìn thẳng vào mắt ta và hỏi, giống như đã hỏi Phêrô “Con hiểu Thầy như thế nào?” Ngài sẽ khen ngợi câu trả lời của ta, hay Ngài sẽ nói: “Đừng nói với ai thế nhé!”


 

Vũ Vượng dịch





How Does God Act in Our World?



There’s an oddity in the Gospels that begs for an explanation: Jesus, it seems, doesn’t want people to know his true identity as the Christ, the Messiah. He keeps warning people not to reveal that he is the Messiah. Why?

Some scholars refer to this as “the messianic secret,” suggesting that Jesus did not want others to know his true identity until the conditions were ripe for it. There’s some truth in that — there’s a right moment for everything — but that still leaves the question unanswered: Why? Why does Jesus want to keep his true identity secret? What would constitute the right conditions within which his identity should be revealed?

That question is center-stage in Mark’s Gospel, at Caesarea Philippi, when Jesus asks his disciples: “Who do you say that I am?” Peter answers: “You are the Christ.” Then, in what seems like a surprising response, Jesus, rather than praising Peter for his answer, warns him sternly not to tell anyone about what he has just acknowledged. Peter seemingly has given him the right answer, and yet Jesus immediately, and sternly, warns him to keep that to himself. Why?

Simply put, Peter has the right answer, but the wrong conception of that answer. He has a false notion of what means to be the Messiah.

In the centuries leading up to the birth of Jesus, and among Jesus’ contemporaries, there were numerous notions of what the Christ would look like. We don’t know which notion Peter had, but obviously it wasn’t the right one because Jesus immediately shuts it down. What Jesus says to Peter is not so much “Don’t tell anyone that I’m the Christ” but rather “Don’t tell anyone that I am what you think the Christ should be. That’s not who I am.”

Like virtually all of his contemporaries, and not unlike our own fantasies of what a Savior should look like, Peter no doubt pictured the Savior who was to come as a superman, a superstar who would vanquish evil through a worldly triumph in which he would simply overpower everything that’s wrong by miraculous powers. Such a Savior would not be subject to any weakness, humiliation, suffering, or death, and his superiority and glory would have to be acknowledged by everyone, willingly or begrudgingly. There would be no holdouts; his demonstration of power would leave no room for doubt or opposition. He would triumph over everything and would reign in a glory such as the world conceives of glory, that is, as the Ultimate Winner, as the Ultimate Champion — the winner of the Olympic medal, the World Cup, the Super Bowl, the Academy Award, the Nobel Prize, the winner of the great trophy or accolade that definitively sets one above others.

When Peter says “You are the Christ!” that’s how he’s thinking about it, as earthily glory, worldly triumph, as a man so powerful, strong, attractive and invulnerable that everyone would simply have to fall at his feet. Hence Jesus’ sharp reply: “Don’t tell anyone about that!”

Jesus then goes on to instruct Peter, and the rest of us, who he really is as Savior. He’s not a superman or superstar in this world or a miracle worker who will prove his power through spectacular deeds. Who is he?

The Messiah is a dying and rising Messiah, someone who in his own life and body will demonstrate that evil is not overcome by miracles but by forgiveness, magnanimity and nobility of soul, and that these are attained not through crushing an enemy but through loving him or her more fully. And the route to this is paradoxical: The glory of the Messiah is not demonstrated by overpowering us with spectacular deeds. Rather, it is demonstrated in Jesus letting himself be transformed through accepting with proper love and graciousness the unavoidable passivity, humiliation, diminishment and dying that eventually found him. That’s the dying part. But when one dies like that, or accepts any humiliation or diminishment in this way, there’s always a subsequent rising to real glory, that is, to the glory of a heart so stretched and enlarged that it is now able to transform evil into good, hatred into love, bitterness into forgiveness, humiliation into glory. That’s the proper work of a Messiah.

In Matthew’s Gospel, this same event is recorded and this same question is asked, and Peter gives the same response, but Jesus’ answer to him here is very different. In Matthew’s account, after Peter says, “You are the Christ, the Son of the Living God,” rather than warn him not to talk about it, Jesus praises Peter’s answer. Why the difference? Because Matthew recasts the scene so that, in his version, Peter does understand the Messiah correctly.

How do we imagine the Messiah? How do we imagine triumph? Imagine Glory? If Jesus looked us square in the eye and asked, as he asked Peter, “How do you understand me?” would he laud us for our answer or would he tell us, “Don’t tell anyone about that!”?

February 9, 2018 Written by Father Ron Rolheiser