7001 South Park Ave., Tacoma, WA 98408
Phone #: (253) 475-6335


n

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CẦU NGUYỆN CHO TỐT HƠN?

Photo: Shutterstock



Bài giải đáp thắc mắc của Đức Giám Mục Daniel Mueggenborg đăng trong bán nguyệt san Northwest Catholic, January/February 2018

 

HỎI: Con cảm thấy như chưa biết cầu nguyện thế nào cho đúng – con phải làm thế nào cho tốt hơn.

 

ĐÁP: Câu hỏi của bà rất hay, cho thấy Chúa Thánh Linh đang tác động nơi bà và thúc dục bà tìm cách kết hợp chặt chẽ hơn với Chúa. Cầu nguyện đúng cách là điều cần thiết để cho sự kết hợp ấy được phát triển và lớn mạnh.

 

Cần phài hiểu rõ thế nào là cầu nguyện và thế nào không phải cầu nguyện. Có một vài quyển sách hay để giúp ta tăng tiến trong đời sống tâm linh. Hai quyển sách mà tôi đặc biệt đề nghị là Beginning to Pray (Bắt Đầu Cầu Nguyện) của Anthony Bloom và Time for God (Thì Giờ cho Chúa) của Jacque Philippe.


 

Mục đích của cầu nguyện không phải là làm thay đổi ý Chúa, cũng không phải là nói cho Chúa nghe điều mà Chúa chưa biết. Cầu  nguyện không phải chỉ là đọc kinh. Cầu nguyện cũng không phải chỉ là cách đi tìm sự bình yên. Khi ta tìm đến việc cầu nguyện với những mục đích này thì có nguy cơ trở thành những người chỉ biết cầu nguyện với chính mình hơn là cầu nguyện với Chúa đã được nói đến trong Phúc Âm (Luca 18:11)


 

Cầu nguyện trên hết và trước hết là hiệp thông đích thực với Chúa. Đó là lời đáp ứng của ta với Chúa, là đấng đang kêu gọi ta đến với ngài. Giống như trẻ em mới tập nói, ta cần phải có thì giờ để tập đáp ứng một cách tao nhã và rõ ràng, nhưng đó chính là điều cần thiết để lớn mạnh về tâm linh. Như Thánh Augustinô đã nói: “Dù ta có nhận thấy hay không, cầu nguyện là nơi gặp gỡ giữa sự khao khát của Chúa và sự khao khát của ta.”


 

Đọc kinh (như Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng) có thể là phương thế hữu hiệu giúp ta có được kinh nghiệm cảm thấy lòng trí mở rộng để dâng mình cho Chúa và dẫn tới sự hiệp thông với Chúa. Có nhiều sách cầu nguyện rất hay để giúp ta đào sâu tìm kiếm trong kho tàng phong phú của truyền thống thánh thiện suốt 2000 năm của giáo hội được biểu lộ trong lời cầu nguyện của các thánh và trong nghi lễ phụng vụ. Nếu bà chưa có một quyển sách cầu nguyện hay tôi khuyên bà nên kiếm một quyển và đọc cho hết. Bà sẽ thấy có một vài quyển đáp ứng đúng tâm hồn và kinh nghiệm sống của bà hơn là những quyển khác.



Không sao. Cứ đọc những quyển nào có ý nghĩa hay, và khi đời sống cầu nguyện trở thành sâu sắc hơn, ta sẽ thấy những quyển sách khác cũng có ý nghĩa hay chẳng kém.


 

Không nên coi đọc kinh là cách duy nhất để cầu nguyện. Cầu nguyện luôn luôn phải là một cuộc đối thoại, không phải chỉ là độc thoại. Trong cầu nguyện đối thoại ta sẽ được thay đổi (nói cho đúng là “được hoán cải”) bằng cách lắng nghe và chú ý vào lời của Chúa. Chúa nói với ta bằng nhiều cách chân thật. Đó là lý do tại sao cần phải gây dựng  những giờ phút cầu nguyện trong thinh lặng, để suy niệm về Kinh Thánh, ngồi trước Thánh Thể và xin ơn được thấy những biến cố và hoàn cảnh xảy ra trong đời sống hàng ngày của ta như Chúa thấy.


 

Do đó cầu nguyện không phải là việc ta làm nhưng là cách ta đáp ứng với những việc Chúa đang làm và đang muốn làm trong ta. Để biết đáp ứng tốt hơn, tôi luôn luôn đề nghị mọi người nên xin ơn Chúa Thánh Linh trợ giúp. Thánh Phaolô nói chúng ta không bao giờ biết phải cầu nguyện như thế nào cho đúng nhưng Chúa Thánh Linh có thể cầu nguyện trong ta (Romans 8:26) Chính Chúa Thánh Linh sẽ thánh hóa đời ta, mở lòng trí ta, chữa lành những vết thương của ta, chữa lành bệnh điếc của ta để ta cảm nhận được  sự hiện diện và thổ lộ của Chúa trong suốt cả ngày. Vì lẽ ấy Thánh Phao lô nói chúng ta “phải cầu nguyện không ngừng.” (Thessalonians 5:17) Ngài không có ý nói ta phải đọc kinh không ngừng (mặc dù Kinh Lạy Cha của Chúa Giêsu là một cách tuyệt vời để làm được như vậy.) Thực ra, ngài khuyên ta nên sống suốt ngày trong xu thế cầu nguyện, luôn thấy được và đáp lời Chúa đang ở bên ta.


 

Cách cầu nguyện hàng ngày ấy có thể làm được bằng nhiều cách. Có thể là ngợi khen, thờ lạy, cảm tạ, hay cầu xin hay đền tạ. Không nhất định phải là cách này hay cách nọ, nhưng mỗi ngày của ta phải có một vài yếu tố nào đó của mỗi cách cầu nguyện. nếu bà cảm thấy có trở ngại, không thể nào có được khả năng cầu nguyện sâu sắc hơn thì tôi khuyên bà nên tìm đến nhiệm tích hoà giải và nhận lãnh ơn chữa lành và giải thoát của toà cáo giải. Tội lỗi có thể là một trở lực thực sự trong quan hệ của ta với Chúa và có khi đời sống cầu nguyện của ta không thể phát triển được khi ta chưa để cho Chúa gỡ bỏ trở ngại đó bằng ân sủng của nhiệm tích náy.


 

Chúa Giêsu hứa sẽ ở lại với chúng ta mãi mãi, và ngài nói rất rõ về những cách thức nhất định để ta cảm nhận được ngài. Cũng y như các môn đệ trên đường đi Emmaus trong Luca 24, Thánh Thể và Kinh Thánh luôn luôn là những nơi gặp gỡ khi ta đi tìm Chúa Giêsu trong cầu nguyện. Chúa Giêsu cũng luôn hiện diện trước ta qua những chứng nhân của ngài - những người lành thánh, nam có nữ có, những người sống đúng theo màu nhiệm Chúa Kitô chịu chết và sống lại. Và Chúa Giêsu hiện diện trước ta qua Chúa Thánh Linh đến độ ngài đã hứa với chúng ta Chúa Cha sẽ không từ chối ban Chúa Thánh Linh cho bất cứ ai thành tâm và liên lỉ cầu xin (xem Luca 11:13) Chúng ta biết phải tìm Chúa Giêsu ở đâu  – vì Chúa chúng ta đã nói với ta quả đủ rồi. Giờ đây đến lượt ta hãy dành thì giờ để sống với ngài.


 

Vũ Vưọng dịch

 



HOW CAN I BECOME A BETTER PRAY-ER? 


BISHOP DANIEL MUEGGENBORG


Q: I feel like I'm just not good at praying - how can I do better?


 

A: Your question is a good one and reveals that the Holy Spirit is at work within you and moving you to seek a deeper relationship with God. Authentic prayer is essential for that relationship to develop and grow.

 


We should be clear about what prayer is and is not. There are some very good resources that can also help you in your spiritual growth. Two that I recommend in particular are Beginning to Pray by Anthony Bloom and Time for God by Jacques Philippe.

 


Prayer is not about changing God’s mind. Nor is it about telling God something the Lord doesn’t already know. Prayer is not just a matter of reciting words. Prayer is also not just a way to be at peace. When we approach prayer in any of these ways, we run the risk of being like the people in the Gospels who pray to themselves rather than to God. (see Luke 18:11)

 


Prayer is first and foremost an authentic communion with God. It is our response to God who is calling us to himself. Like children who are just learning to speak, it will take us time to respond with grace and clarity, but that is part of a mature spirituality. As St. Augustine said it, “Whether we realize it or not, prayer is the encounter of God’s thirst and ours.”


 

Recited prayers (the Lord’s Prayer, the Hail Mary) can be effective aids to help us enter into an experience of opening and offering ourselves that leads to communion with God. There are many excellent prayer books to help us delve into the church’s rich 2,000-year spiritual tradition of holiness expressed in the prayers of the saints and liturgy. If you do not have a good prayer book, I encourage you to get one and read through it. You will discover that some prayers speak more to your heart and life experience than others. That’s fine. Use those that are meaningful, and as your prayer life deepens you will find that other prayers start to become meaningful as well.


 

Recited prayers should not be the only ways we pray. Prayer should always be a conversation, not just a monologue. In the conversation of prayer, we are changed (literally “converted”) by our listening and attentiveness to God’s word. God speaks to us in very real ways, which is why it is important to foster moments of prayerful silence, spend time meditating on Scripture, place ourselves in the presence of the Blessed Sacrament, and pray for the grace to see our daily events and situations as God sees them.


 

Prayer, then, is not so much what we do but how well we are responding to what God is doing, and wanting to do, in us. To help us respond better, I always recommend that a person pray for the gift of the Holy Spirit. St. Paul tells us we don’t always know how to pray but that the Spirit can pray in us. (see Romans 8:26) It is the Holy Spirit that will sanctify our lives, open our hearts, heal our wounds and remove our deafness so that we can be attuned to the presence and self-communication of God throughout the day. That’s why St. Paul says we should “pray without ceasing.” (1 Thessalonians 5:17) He wasn’t referring to continuous recited prayers (although the famous “Jesus Prayer” is a great way to do just that). Rather, he was encouraging us to live throughout the day with a prayerful disposition, always aware of and responding to the presence of God with us.

 


That daily prayer will take many forms. Perhaps it is praise, or adoration, or thanksgiving, or petition, or atonement. It doesn’t have to be one kind or another, but every person’s day should probably have some elements of each type of prayer. If you find that you seem to be held back in your ability to grow deeper in prayer, I encourage you to seek the sacrament of reconciliation and receive the healing and freeing grace of confession. The presence of sin can be a real obstacle in our relationship with God, and sometimes our prayer life can’t develop until we allow God to remove that obstacle through the grace of the sacrament.


 

Jesus promised to be with us always, and the Lord was very clear about specific ways in which we could experience him. Just as for the disciples on the way to Emmaus in Luke 24, the Eucharist and the Scriptures will always be privileged places of encounter when we seek the Lord in prayer. Jesus is also present to us through his witnesses — men and women of holiness who live out the mystery of Christ’s death and resurrection. And Jesus is present to us through the Holy Spirit so much so that he promises us the Father will not deny the gift of the Spirit to anyone who sincerely and persistently asks for it. (see Luke 11:13) We know where to find Jesus — Our Lord has told us that much. Now it’s up to us to make time to spend time with him.


 

Northwest Catholic - January/February 2018