Giáo Xứ Thánh Anna, Tacoma WA

Phụ Trương HIỆP NHẤT CN 24 tháng 2, 2013

Sứ Điệp Mùa Chay 2013 của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI (Phần 1)

Anh chị em thân mến, Việc cử hành Mùa Chay, trong bối cảnh của Năm Đức Tin cho chúng ta một cơ hội quý báu để suy niệm về mối quan hệ giữa đức tin và đức ái: giữa việc tin vào Thiên Chúa, Thiên Chúa của Đức Chúa Giêsu Kitô, và tình yêu, là hoa quả của tác động của Chúa Thánh Thần, và là điều hướng dẫn chúng ta trên con đường tận hiến cho Thiên Chúa và cho tha nhân.

1. Đức tin và sự đáp trả tình yêu của Thiên Chúa

Trong Thông Điệp đầu tiên của tôi, tôi đã đưa ra một số yếu tố để hiểu mối liên hệ gần gũi giữa hai nhân đức đối thần là đức tin và đức ái. Dựa vào lời xác quyết cơ bản của Thánh Gioan Tông Đồ: “Chúng ta đã biết và đã tin vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta.” (1 Galatians 4:16), tôi nhớ lại rằng “LàKitô hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao cả, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, một con người, mang đến cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định … Vì Thiên Chúa đã yêu chúng ta trước (x. 1 Ga 4:10), tình yêu không còn chỉ là một “mệnh lệnh”, nhưng nó là sự đáp lại món quà tình yêu mà với nó Thiên Chúa đến gần chúng ta” (Deus Caritas Est, số 1). Đức tin là một sự gắn bó cá nhân – trong đó bao gồm tất cả năng quyền của chúng ta – với mặc khải về tình yêu nhưng không và “đắm đuối” mà Thiên Chúa dành cho chúng ta, được thể hiện trọn vẹn trong Đức Chúa Giêsu Kitô. Cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa là Tình Yêu không chỉ liên hệ đến con tim, mà cả trí tuệ: “Việc nhìn nhận Thiên Chúa hằng sống là một con đường dẫn đến tình yêu, và câu trả lời ‘xin vâng’ của ý chí chúng ta theo Thánh Ý của Ngài kết hợp trí tuệ, ý chí và tình cảm của chúng ta trong hành động bao quát của tình yêu. Tuy nhiên, tiến trình này luôn luôn chuyển động: tình yêu không bao giờ ‘hoànthành’ hoặc xong.” (ibid., số 17.). Kể từ đó, đối với tất cả các Kitô hữu, và đặc biệt là “những người tham gia trong các công việc bác ái”, cần phải có đức tin, vì “cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô đánh thức tình yêu của họ và mở tâm trí của họ ra cho tha nhân, để tình yêu của họ dành cho những người lân cận không còn là một mệnh lệnh bị áp đặt, có thể nói là, tư bên ngoài, nhưng một kết quả phát sinh từ đức tin của họ, một đức tin trở nên tích cực qua đức ái” (ibid., n. 31a). Các Kitô hữu là những người đã được chinh phục bởi tình yêu của Đức Kitô và do đó được thúc đẩy bởi tình yêu này – “caritas Christi urget nos”(2 Corinthians 5:14) – họ mở lòng cách sâu xa ra để yêu thương những người lân cận cách cụ thể (x. ibid, số 33). Thái độ này phát sinh chính từ ý thức rằng mình được yêu thương, tha thứ, và thậm chí phục vụ bởi Chúa, là Đấng cúi mình xuống để rửa chân cho các Tông Đồ và hiến mình trên Thánh Giá để thu hút nhân loại vào tình yêu của Thiên Chúa.

“Đức tin cho chúng ta biết rằng Thiên Chúa đã ban Con Ngài vì chúng ta và ban cho chúng ta sự chắc chắn chiến thắng la điều thật sự có thật: Thiên Chúa là tình yêu … Đức tin, là ý thức về tình yêu của Thiên Chúa được tỏ lộ nơi trái tim bị đâm thâu qua của Chúa Giêsu trên Thánh Giá, mà đến lượt nó cũng gợi lên tình yêu. Tình yêu là ánh sáng – thực ra là ánh sáng duy nhất – có thể luôn luôn soi sáng một thế giớiđang trở nên mờ tối và ban cho chúng ta lòng can đảm cần thiết để sống và làm việc” (ibid., số 39.) Tất cả những điều này làm cho chúng ta hiểu rằng thái độ chủ yếu để phân biệt các Kitô hữu chính là “tình yêu dựa trên đức tin và hình thành bởi đức tin” (ibid., số 7).

2. Đức ái là đời sống trong đức tin

Toàn thể đời sống Kitô hữu là một sự đáp trả tình yêu của Thiên Chúa. Sự đáp trả đầu tiên chính là đức tin như sự chấp nhận, đầy bất ngờ và biết ơn, sáng kiến không thể tưởng tuởng được của Thiên Chúa là điều đi trước chúng ta và chất vấn chúng ta. Và lời “xin vâng” của đức tin đánh dấu bước đầu của một câu chuyện sáng ngời về tình bằng hữu với Chúa, được hoàn thành và mang lại ý nghĩa đầy đủ cho toàn thể cuộc đời chúng ta. Nhưng Thiên Chúa chưa thỏa mãn với việc chúng ta đón nhận tình yêu nhưng không của Ngài. Ngài không những chỉ yêu thương chúng ta, nhưng còn muốn kéo chúng ta đến với Ngài, biến đổi chúng ta một cách sâu xa đến nỗi chúng ta có thể nói cùng Thánh Phaolô rằng: “không còn là tôi sống, nhưng là Đức Kitô sống trong tôi” (xem Galatians 2:20).

Khi chúng ta nhường chỗ cho tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta trở nên giống Ngài, chúng ta chia sẻ chính đức ái của Ngài. Mở lòng ra cho tình yêu của Ngài có nghĩa là để cho Ngài sống trong chúng ta, và dẫn chúng ta đến tình yêu với Ngài, trong Ngài và giống như Ngài; chỉ khi ấy đức tin của chúng ta mới thực sự “hoạt động qua đức ái” (x. Gl 5, 6); và chỉ khi ấy Ngài mới ở trong chúng ta (x. 1 Ga 4, 12).

Đức tin là biết chân lý và gắn bó với nó (x. 1 Tim 2, 4), đức ái là “bước đi” trong chân lý (x. Ephesians 4:15). Với đức tin, chúng ta bước vào tình bằng hữu với Chúa; với đức ái, chúng ta sống và nuôi dưỡng tình bằng hữu này (x. Ga 15:14tt). Đức tin làm cho chúng ta đón nhận mệnh lệnh của Chúa và Thầy, đức ái cho chúng ta hạnh phúc trong việc đưa mệnh lệnh ấy ra thực hành (x. Ga 13:13-17). Trong đức tin, chúng ta được sinh ra làm con cái Thiên Chúa (x. Galatians 1:12tt); đức ái làm cho chúng ta kiên trì cách cụ thể trong việc làm con cái Thiên Chúa qua việc mang lại hoa quả của Chúa Thánh Thần (x. Gl 5:22). Đức tin cho phép chúng ta nhận ra những hồng ân mà Thiên Chúa nhân lành và đại lượng đã trao phó cho chúng ta; đức ái làm cho chúng sinh hoa kết quả (x. Mt 25, 14-30)…